Viêm chân tóc – Điều trị sao cho hiệu quả?


Viêm chân tóc chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc. Vì thế, để cải thiện được tình trạng này, bạn cần điều trị dứt điểm viêm chân tóc. 

I. Bệnh viêm chân tóc là gì?

Viêm chân tóc là tình trạng viêm phần nang tóc, khá phổ biến ở cả nam và nữ. Nhất là những ai có da đầu nhiều dầu. 

Nguyên nhân chính là do tụ cầu vàng có tên khoa học staphylococcus aureus gây nên. Ngoài ra còn phải kể tới một số tác nhân khác như: vi khuẩn gram âm, nấm trichophyton. Điều kiện thuận lợi gây viêm chân tóc gồm có: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, bịt kín da đầu, da đầu luôn đẫm mồ hôi. 

Viêm chân tóc - Điều trị sao cho hiệu quả

Trường hợp gội đầu nhiều hay dùng nhiều dầu gội có hoạt chất tẩy gàu cao làm mất hết lớp ceramide bảo vệ da đầu. Khi gội đầu, chúng ta lại có thói quen gãi mạnh tạo nên các vết trầy xước trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây bệnh.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc chứng viêm chân tóc là những người dùng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid), kháng sinh trong thời gian dài hoặc mắc các bệnh như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường,…

II. Biểu hiện của viêm chân tóc

Biểu hiện viêm chân tóc là các sẩn nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vảy, rất ngứa. Những nốt sẩn này mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai. 

Viêm chân tóc - Điều trị sao cho hiệu quả

Nếu bệnh nặng, sẩn có thể lan khắp vùng mặt, từ vùng râu, lông nách, lông mi, tiến triển dai dẳng nhiều tháng, nhiều năm. Nếu bạn không để ý mà gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân tóc mãn tính có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.

III. Cách chữa viêm chân tóc hiệu quả

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cũng không nên để tình trạng viêm chân tóc kéo dài quá lâu vì nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị viêm chân tóc, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị hợp lý.

Viêm chân tóc - Điều trị sao cho hiệu quả

– Tây Y: Về điều trị, cần phải bôi các thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn, chống viêm tại chỗ như: thuốc mỡ như Fucidin, Diprogenta, Gentrisone,  dung dịch BIS, cồn iốt 2%, … Cần dùng một đợt kháng sinh cho toàn thân, tốt nhất nên cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, nếu không thì bạn có thể dùng một đợt kháng sinh như Biseptol (tên khác là TM, Bactrim) hoặc tiêm một đợt Gentamycin. Sau đó phải dùng kèm cả thuốc kháng histamin như Chlorpheniramine hoặc phenergan hoặc Clarityne… Các thuốc trên cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong những trường hợp bệnh điều trị sau một thời gian không thuyên giảm, hoặc thuyên giảm nhưng không dứt điểm, có thể dùng một đợt vaccine tụ cầu, nhằm làm giải mẫn cảm.

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều khỏi bệnh. Với các trường hợp điều trị không hiệu quả thì phải khám lại tại chuyên khoa Da liễu để bác sĩ căn cứ vào tình hình bệnh cụ thể mà có chỉ định phù hợp.

– Đông y: Bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc đông y từ trái bồ kết và gừng để khắc phục tình trạng viêm chân tóc. Chỉ cần nướng 1 quả bồ kết rồi ngâm vào nước sôi, để nguội nước rồi xả lên tóc, dùng lược chải nhẹ để nước thấm đều khắp da đầu. Áp dụng trong 1 tuần để xem kết quả.

Lấy 9 lát gừng già tươi với 3 bát nước cho vào nồi đấy rồi đun sôi lên. Đến khi lượng nước còn đủ 1 bát rồi uống khi còn nóng sau bữa ăn chiều. Uống liên tục trong 7 – 10 ngày, mỗi ngày 1 bát.

Ngoài ra, có thể dùng dầu gội chuyên trị gàu để gội đầu 2-3 lần/tuần, không nên gội đầu quá nhiều trong một ngày. Khi gội nên lưu ý chỉ gãi nhẹ nhàng để tránh làm xước da đầu. Không xát chanh, muối vào chỗ da bị viêm tránh để các nốt sẩn bị loét ra, càng khó chữa trị hơn.

IV. Viêm chân tóc kiêng ăn gì?

Trong quá trình điều trị viêm chân tóc, bạn cần tuân một số nguyên tắc về ăn uống lành mạnh và khoa học để khả năng điều trị bệnh được hiệu quả nhất.

Viêm chân tóc - Điều trị sao cho hiệu quả

  • Tránh các món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ bởi chúng khiến chức năng gan suy giảm làm cho bệnh viêm chân tóc trầm trọng hơn.
  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích bởi nếu cố tình sử dụng sẽ khiến cho bệnh xấu đi, khả năng phục hồi da kém do sức đề kháng giảm sút.
  • Hạn chế ăn mặn nhiều hay đồ ngọt vì những thực phẩm này là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng như huyết áp, tiểu đường, bệnh thận,…và cũng là “kẻ thù” số 1 của làn da. Khi làn da lão hóa nhanh hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm da hay các tổn thương trên da lâu lành hơn.

Tham khảo: Viêm da đầu gây rụng tóc – Nguyên nhân và cách khắc phục

Trên đây là những thông tin về vấn đề viêm chân tóc cũng như cách điều trị phù hợp. Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn vẫn nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời. 

Cùng chuyên mục