[Giải Đáp]: Bị hói đầu phải làm sao?

Rụng tóc kéo dài là nguyên nhân chính gây nên chứng hói đầu ở cả nam và nữ giới. Điều này khiến họ cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và công việc. Vậy bị hói đầu phải làm sao? Làm thế nào để khắc phục dứt điểm được chứng bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và phương pháp điều trị hói đầu hiệu quả nhất!

I. Nguyên nhân gây hói đầu thường gặp

Rụng tóc, hói đầu xuất phát từ sự suy yếu của tế bào mầm tóc. Các tác nhân gây ra tình trạng này có thể từ bệnh lý; sự thay đổi trong cơ thể; yếu tố từ bên ngoài môi trường.

Trước khi trả lời được câu hỏi “Bị hói đầu phải làm sao?” Trước hết bạn cần xác định được mầm mống gây bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân gây hói đầu phổ biến.

1. Do di truyền

Rụng tóc do di truyền còn gọi là rụng tóc androgen – chứng rụng tóc phổ biến có yếu tố di truyền và liên quan đến hormone sinh dục nam testosterone. Đây là nguyên nhân chính khiến 95% đàn ông bị rụng tóc và hói đầu. Vị trí hói nằm ở 2 bên trán và vùng đỉnh đầu.

Đối với phụ nữ, yếu tố này khiến tóc của chị em bị rụng, thưa dần, sợi mỏng, dễ để lộ ngôi tóc hay đỉnh đầu. Tuy nhiên, nữ giới thường ít gặp phải trường hợp hói trơn như nam giới.

2. Tâm sinh lý thay đổi

Thần kinh nội tiết thúc đẩy quá trình mọc tóc và gây suy yếu tế bào mầm tóc. Rối loạn thần kinh nội tiết khiến tế bào mầm tóc suy yếu và không thể hoạt động đúng chu trình. Tóc cũ rụng đi mà tóc mới chưa kịp mọc khiến tóc trên đầu thưa dần. Nếu không tác động kịp thời gây nên tình trạng hói đầu.

bị hói đầu phải làm sao

3. Do bệnh lý

Rụng tóc, hói đầu còn là biểu hiện của một số bệnh lý. Ở nam giới, rụng tóc thường báo hiệu bệnh tim; bệnh mạch vành; bệnh tuyến tiền liệt; các bệnh có rối loạn kháng insulin (tiểu đường, rối loạn lipid máu, béo phì) và cao huyết áp.

Ở nữ giới, rụng tóc androgen có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang; mất cân bằng nội tiết tố nữ; rối loạn kinh nguyệt;…

Ngoài ra, các bệnh lý ngoài da như viêm da; viêm nang tóc; nấm đầu… cũng khiến tóc suy yếu và dễ gãy rụng khó thể mọc trở lại.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Ngoài khả năng công phạt vào những tác nhân gây bệnh thì các loại thuốc điều trị còn trực tiếp can thiệp vào chu kỳ tăng trưởng bình thường của tóc. Một số loại thuốc gây rụng tóc là thuốc chống đông; chống ung thư; diệt virus; thuốc tránh thai; thuốc thần kinh…

Những loại thuốc này có tác dụng phụ tác động vào giai đoạn trưởng thành và lão hóa của tóc. Thông thường, rụng tóc sẽ xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 2 đến 4 tháng. Thuốc sẽ làm cho nang tóc mau kết thúc giai đoạn trưởng thành khiến tóc rụng dễ dàng và nhanh chóng. Mỗi ngày có thể mất đi từ vài chục đến 100 sợi.

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng khiến tóc bị hói như: thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng (vitamin B, protein, kẽm, đồng, selen); tiếp xúc với nhiều hóa chất; khói bụi gây hại cho tóc; sử dụng dầu gội đầu không thích hợp; sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, caffeine…

Tham khảo: 5 Cách trị hói đầu và rụng tóc từ nước giải khát tuyệt vời và hiệu quả

II. Bị hói đầu phải làm sao?

Hói đầu không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sự tự tin về ngoại hình của nhiều người.

Hiện nay, kĩ thuật thẩm mỹ phát triển, việc che đi khuyết điểm mái tóc không còn quá khó khăn. Nếu đang lâm vào tình cảnh này, bạn có thể áp dụng một trong số gợi ý dưới đây của chúng tôi:

1. Dùng tóc giả

Tóc giả là xu hướng làm đẹp tiện lợi, nhanh chóng mà giá thành thì vừa túi tiền. Mẫu mã và chất liệu đa dạng khiến tóc giả là một trong những giải pháp tạm thời che đi khuyết điểm thưa tóc, hói đầu.

Tuy nhiên, việc dùng tóc giả khiến da đầu và tóc gặp phải tình trạng bí bách, khó chịu. Mồ hôi cùng lớp keo dán bên trong (phần gắn kết các lớp tóc giả với nhau) khi cọ xát vào da đầu lâu ngày có sẽ gây hại cho chân tóc, viêm da và khiến tình trạng hói đầu càng trở nên trầm trọng.

2. Xăm tóc che hói

Là phương pháp khắc phục tình trạng hói đầu bằng công nghệ phun xăm hiện đại. Mô phỏng thành hình dạng những sợi tóc ngắn với nhiều hướng và vị trí khác nhau.

bị hói đầu phải làm sao

Chi phí cho công nghệ xăm tóc khoảng từ 12 – 65 triệu đồng. Xăm tóc giữ được màu và đường xăm trong khoảng từ 3 – 5 năm. Sau thời gian này, bạn cần phải dặm lại. Hạn chế của xăm tóc là chỉ phù hợp với vùng hói ở diện tích nhỏ, sau gáy, tóc mai hoặc hói chữ M. Trường hợp vùng hói quá lớn, việc xăm chân tóc thường không mang lại hiệu quả về thẩm mỹ.

Bản chất của xăm tóc là kỹ thuật đánh lừa thị giác. Do đó, nếu đã xác định xăm tóc bạn sẽ phải từ bỏ thói quen nhuộm tóc. Độ dài của tóc cũng phải tương xứng với hình xăm ban đầu.

3. Chữa rụng tóc bằng nguyên liệu tự nhiên

Những nguyên liệu tự nhiên như dầu oliu; dầu bưởi; bồ kết; nha đam; hành tây… có khả năng làm sạch da đầu một cách dịu nhẹ, cung cấp vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của nang tóc.

Bên cạnh đó, một số loại dược liệu Đông Y như: hà thủ ô; cao màn kinh tử; quy thược địa hoàng hoàn; bột hoa cúc… đều có công dụng chữa trị chứng hói đầu ở cả nam và nữ giới.

bị hói đầu phải làm sao

Tùy theo mỗi loại, bạn có thể nấu thành nước uống, xoa lên da đầu hoặc dùng làm nước gội. Chữa hói đầu bằng nguyên liệu tự nhiên không tốn quá nhiều chi phí, ít tác dụng phụ nhưng thường lâu đạt hiệu quả.

4. Dùng thuốc kích thích mọc tóc

Thuốc mọc tóc là sản phẩm tập trung kích thích làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng các nang lông, cung cấp một số dưỡng chất cần thiết cho da đầu. Không cầu kỳ như các dân gian, thuốc mọc tóc tiện lợi, dễ mua và sử dụng.

Một số loại thuốc mọc tóc bán chạy nhất hiện nay là Maxxhair; Hair Tonic; Kaminomoto; Biotin 10.000mcg Natrol…

bị hói đầu phải làm sao

Vì thuốc mọc tóc có khá nhiều tác dụng phụ nên bạn lưu ý không sử trong thời gian dài, tránh trường hợp mắc phải các các bệnh về da, rối loạn tình dục và giảm thị lực. Tuyệt đối không dùng thuốc tại vùng da bị bệnh, trầy xước. Bởi, thuốc còn có thể hấp thụ nhiều vào máu gây ứ nước toàn thân, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa và dùng đúng theo liều lượng chỉ định.

5. Cấy tóc tự thân

Rụng tóc quá 6 tháng đồng nghĩa với việc các nang tóc đã bị hoại tử, tóc gần như không thể mọc trở lại. Khi này, cấy ghép tóc tự thân là cách duy nhất cải thiện được tình trạng này.

bị hói đầu phải làm sao

Phương pháp sử dụng bút cấy tóc chuyên dụng đường kính siêu nhỏ lấy trực tiếp những nang tóc chắc khỏe (thường là sau gáy) của chính khách hàng để cấy vào vùng thưa hói. Tóc sau khi cấy sẽ phát triển bình thường, mang đặc tính tự nhiên. Tỷ lệ nang tóc sống trên 95%. 

Nang tóc sẽ tiếp tục phát triển, có khả năng duy trì vĩnh viễn. Chúng sẽ rụng đi, tái tạo lại và dài dần theo chu kỳ như các sợi tóc thông thường. Chỉ sau 6 – 9 tháng, tóc sinh trưởng khỏe mạnh, bám chắc vào da đầu, mọc đúng hướng, mật độ đồng đều. Sau 9 tháng – 1 năm, kết cấu tóc bền vững người cấy hoàn toàn có thể tạo kiểu như mong muốn mà không lo hỏng tóc.

Tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc Tế, cấy tóc tự thân được thực hiện bởi 100% bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm, đã từng học và làm việc tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước. Các thiết bị được nhập khẩu tại nước ngoài, công nghệ cấy hiện đại bậc nhất cả nước. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, thủ tục nhanh chóng, bảng giá niêm yết công khai, minh bạch.

Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc

Trên đây là tổng hợp của Healthnews về nguyên nhân cũng như giải đáp thắc mắc “Bị hói đầu phải làm sao?”. Hy vọng từ những gợi ý này, bạn sẽ tìm được cách làm đẹp mái tóc phù hợp nhất với chính mình.

 

Cùng chuyên mục
    địa chỉ cấy tóc uy tín
    Địa chỉ cấy tóc uy tín cho mái tóc dày đẹp như ý

    Cấy tóc tự thân là giải pháp hữu hiệu nhất giúp phủ xanh các mảng hói đầu trên da đầu. Phương pháp này được giới chuyên môn đánh giá rất cao về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên, cấy tóc tự thân ở đâu tốt nhất chính là vấn đề nhiều người quan […]

    cách chăm sóc tóc cho nam giới
    Cách chăm sóc tóc cho nam giới cực đơn giản

    Một mái tóc chắc khỏe, không vương gàu là ước muốn của cả nam giới và nữ giới. Để được như vậy, cánh mày râu cũng cần chăm sóc cho mái tóc không thua gì phái đẹp. Dưới đây là 5 cách chăm sóc tóc cho nam giới cần duy trì để có một mái […]

    Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì
    Giải đáp: Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì?

    Hiện tượng rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có việc thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Câu hỏi đặt ra là rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Dưới đây là những nhóm chất hỗ trợ giúp mái tóc bóng mượt khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc thiếu chúng, mái […]

    [ Giải đáp vấn đề ]: Tóc rụng sau sinh có mọc lại không ?

    Thời điểm sau sinh, cơ thể chị em chúng mình gần như có sự thay đổi hoàn toàn về cả tâm lý và ngoại hình. Trong số đó không thể không nhắc tới đó là sự thay đổi của mái tóc. Rụng tóc số lượng lớn sau sinh khiến nhiều mẹ vô cùng hoang mang, […]