[ Tìm Hiểu ]: Tóc con mọc có ngứa không?

Bên cạnh tình trạng mọc lỉa chỉa, nhiều người có cảm giác bị ngứa da đầu khi tóc con mọc lên. Vậy tóc con mọc có bị ngứa không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

I. Tóc con mọc có ngứa không?

Không chỉ là vẻ đẹp, tóc còn thể hiện sức khỏe con người. Người khỏe mạnh sở hữu một mái tóc bóng đẹp, mượt mà. Ngược lại khi có vấn đề sức khỏe thì tóc có thể thay đổi màu sắc, độ mềm mại, thậm chí gãy rụng… Bình thường, mỗi người có từ 100.000 đến 200.000 sợi tóc, trong đó khoảng 90% tóc luôn luôn ở giai đoạn mọc, kéo dài từ 2-6 năm; khoảng 10% ở giai đoạn không mọc hay còn gọi là nghỉ ngơi, kéo dài từ 2-3 tháng.

Ở cuối giai đoạn này là tóc sẽ rụng. Khi 1 sợi tóc rụng thì ngay dưới chân sợi tóc vừa rụng sẽ có một mầm tóc mới mọc lên thay thế sợi tóc cũ và chu kỳ mọc mới lại bắt đầu. Thông thường, mỗi tháng tóc mọc khoảng 1,2cm và giảm dần theo sự gia tăng tuổi tác.

Cùng với thời gian, tóc cũng có thể bị bệnh hoặc già đi và quá trình này sẽ tăng tốc với sự góp mặt của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như hóa chất, ánh nắng, chế độ dinh dưỡng…

Tóc con mọc có ngứa không? Tóc con mọc thuộc giai đoạn tóc phát triển. Ở điều kiện sinh lý bình thường, tóc con mọc lên hoàn toàn tự nhiên và không gây ngứa. Tuy vậy, hiện tượng tóc con mọc nhưng gây ngứa lại có thể xảy ra khi da đầu và nang tóc không khỏe, cụ thể là ngứa khi nang tóc bị viêm.

Viêm nang tóc là tình trạng tóc không thể đâm qua da đầu để tiếp tục phát triển, buộc tóc phải mọc ngược lại vào nang lông. Từ đó khiến cho nang tóc bị bịt kín, ngày càng tích tụ nhiều bã nhờn và chất bẩn. Kết quả là làm cho da đầu bị ngứa, khó chịu.

Ngoài ra, tóc con mọc xoăn mỏng, kèm theo ngứa có thể là dấu hiệu của tình trạng rụng tóc bệnh lý. Thông thường, người bị rụng tóc bệnh lý có thể bị rụng trên 100 sợi tóc mỗi ngày, da đầu nhanh chóng bị thưa, sợi mảnh và yếu.

II. Các nguyên nhân khác gây ngứa da đầu

1. Ngứa đầu do bị gàu

Gàu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rụng tóc hói đầu. Thực tế, gàu xuất hiện là kết quả của quá trình rối loạn nội tiết tố, rối loạn hormone, sự thay đổi về tâm lý hoặc cũng có thể do nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm.

Bạn có thể đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác. Hầu hết các nguyên nhân trên đều có cách chữa trị nên bạn không nên quá lo lắng.

2. Ngứa đầu do dị ứng với dầu gội hoặc hóa chất

Da đầu của bạn có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong dầu gội hoặc các loại thuốc dùng để nhuộm, uốn, duỗi tóc. Dẫn đến hệ quả gây nên tình trạng ngứa đầu và có thể là cả rụng tóc.

3. Ngứa đầu do có ký sinh trùng trên tóc, da đầu

Một số loại ký sinh trùng có thể sinh sống trên tóc, da đầu và khiến bạn cảm thấy ngứa đầu không yên như chấy, rận, demodex… Các loại ký sinh trùng này phát triển nhanh với số lượng lớn và rất dễ lây từ người này sang người khác.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác làm ngứa đầu như mọc tóc sau thời kỳ rụng, do đổ nhiều mồ hôi sau khi hoạt động mạnh, bệnh vảy nến, á sừng, chàm, bệnh zona, do ăn uống không đủ chất, do không vệ sinh đầu đều đặn hoặc không đúng cách…

III. Biện pháp khắc phục tình trạng ngứa đầu

Tóc con mọc có ngứa không? Dựa vào những nguyên nhân đã được đề cập ở phần trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng ngứa đầu, áp dụng cho cả trường hợp tóc con mọc bị ngứa:

1. Vệ sinh da đầu sạch sẽ

Giống như da mặt, mái tóc và da đầu của bạn hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm khiến cho chúng trở nên bết dính, ngứa và khó chịu. Do đó việc gội, vệ sinh da đầu sạch sẽ là điều rất quan trọng.

Tuy nhiên, không nhất thiết ngày nào cũng phải gội đầu. Theo các chuyên gia về chăm sóc tóc, việc gội đầu thường xuyên thực tế đem lại nhiều tác hại hơn so với mọi người nghĩ.

Vì vậy, tùy vào loại da, chất tóc và kiểu tóc, bạn có thể lựa chọn tần suất gội đầu hàng tuần cho phù hợp. Ví dụ như nếu da đầu bạn thuộc loại da dầu, bạn nên gội đầu từ 3 – 4 lần/ tuần. Trường hợp da bạn thuộc loại da thường, một tuần bạn chỉ cần gội đầu 1 hoặc 2 lần là đủ.

2. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ đầu óc luôn thoải mái và vui vẻ, chú ý vệ sinh chăn ga gối nệm cũng như môi trường sống xung quanh,… là những việc có thể giúp da đầu bạn thoát khỏi tình trạng ngứa.

3. Chăm sóc tóc đúng cách

Nếu da đầu dễ nhạy cảm thì bạn có thể cân nhắc sử dụng một số nguyên liệu thuần tự nhiên để gội đầu và dưỡng tóc như bồ kết, nha đam, tinh dầu bưởi, tinh dầu oliu,… Bạn không nên cột tóc quá chặt, không gãi quá mạnh khi gội đầu thay vào đó dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng, không nên đi ngủ khi tóc còn ướt, hạn chế lạm dụng hóa chất hoặc sử dụng các dụng cụ tỏa nhiệt để tạo kiểu quá nhiều.

4. Trị liệu bằng công nghệ laser

Trị liệu tóc bằng công nghệ laser là phương pháp giúp xử lý hầu hết các tình trạng bệnh lý da đầu như gàu ngứa, da đầu khô, da đầu nhờn, viêm nhiễm do yếu tố môi trường. Trị liệu gồm các bước sau:

– Bước 1: Kiểm tra da đầu và nang tóc bằng thiết bị chuyên khoa để nắm bắt được toàn bộ thực trạng về lượng dầu trên da đầu và tình trạng sức khỏe của nang tóc. Tỷ lệ nang yếu và nang đã suy thoái.

– Bước 2: Gội đầu bằng dầu gội chuyên dụng, làm sạch lượng dầu và bụi bẩn trên da đầu và tóc trước khi bước vào trị liệu phục hồi nang tóc suy yếu và kích thích nang đã suy thoái hẳn.

– Bước 3: Sử dụng thiết bị chuyên khoa trị liệu da dầu và phục hồi nang tóc khiến cho da đầu sạch sâu, cải thiện tuần hoàn máu dưới da, đưa dưỡng chất vào tận sâu trong nang tóc, thúc đẩy việc phục hồi sau khi cung cấp dinh dưỡng vào từng nang tóc.

– Bước 4: Sử dụng thiết bị điều trị tăng trưởng tóc laser kích hoạt các tế bào nang tóc bị teo, ức chế bài tiết dầu, cải thiện nguồn cung cấp máu mao mạch và cung cấp oxy xung quanh nang tóc, đẩy nhanh quá trình thâm nhập thuốc, tổng hợp collagen và tiêu viêm diệt khuẩn cho da đầu.

– Bước 5: Sử dụng thiết bị đưa tinh chất Đông y dưới dạng ion phun sương, nuôi dưỡng tóc bị hư tổn, có tác dụng chống viêm hết ngứa cho da đầu, và tinh chất đông y thiên nhiên sẽ thâm nhập vào từng nang tóc thông qua các lỗ chân lông để thúc đẩy sức sống và hoạt động của các nang tóc bị hư tổn.

– Bước 6: Kiểm nghiệm kết quả và về phòng bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng tóc của khách hàng.

Bằng việc xông tinh chất và kích thích mọc nang bằng thiết bị chuyên sâu sử dụng sóng laser giúp phục hồi chuyên sâu vào các nang tóc suy yếu. Từ đó, kích thích lưu thông đưa dưỡng chất vào sâu bên trong và đạt hiệu quả rõ rệt, giúp bạn giải tỏa gánh nặng rụng tóc.

5. Tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ

Trong trường hợp nhận thấy da đầu bị ngứa vì bệnh lý thì tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân, phương pháp điều trị cụ thể, chính xác và hiệu quả.

Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế – cơ sở chuyên khoa về lông và tóc có dịch vụ kiểm tra soi nang tóc và điều trị giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị mà không làm tổn hại đến nang tóc, da đầu.

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Tóc con mọc có ngứa không?” cũng như những gợi ý xử lý khi gặp tình trạng ngứa da đầu nói chung. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm những lựa chọn chăm sóc tóc hiệu quả và an toàn.
Chúc bạn thành công!

Cùng chuyên mục
    [ Tìm Hiểu ]: Ăn gì cho tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng?

    Tóc được cấu thành từ một loại protein gọi là keratin. Các tế bào tạo thành mỗi sợi tóc đều cần bổ sung các chất dinh dưỡng thường xuyên. Do vậy, để có một mái tóc khỏe đẹp cần có chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ protein, kẽm, sắt, omega 3, vitamin,… […]

    Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ giới
    Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ giới và cách điều trị

    Rụng tóc ở nữ giới là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ giới và cách điều trị như thế nào hiệu quả, không tái phát hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây!

    Tóc thưa bẩm sinh
    Tóc thưa bẩm sinh – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

    Hiện nay tình trạng tóc thưa bẩm sinh xuất hiện rất nhiều ở cả nam và nữ giới, khiến nhiều người lo lắng và tự ti bởi diện mạo ít tóc của mình. Vậy tóc thưa bẩm sinh do đâu và cách điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài […]

    CHÂN TÓC YẾU
    Giải pháp cực hay giúp chân tóc yếu cũng phải chào thua

    Rụng tóc, hói đầu có lẽ không gây ra vấn đề sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sự tự tin trong giao tiếp. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng chân tóc yếu và kích thích tóc mọc trở lại mượt mà?