Cấy tóc sinh học nano là gì? Có nên thực hiện không?

Cấy tóc sinh học nano đang là một trong những phương pháp điều trị rụng tóc, hói đầu rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy cụ thể phương pháp này là gì và có những ưu nhược điểm nào? Có nên lựa chọn để thực hiện không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cấy tóc sinh học nano là gì?

Cấy tóc sinh học nano là thủ thuật y khoa đưa những sợi tóc sinh học, tóc nhân tạo (tóc giả) làm từ sợi tổng hợp này vào vùng da đầu bị thưa, hói theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi sợi tóc sinh học có cấu tạo 3 lớp như tóc thật, giống đến 90% nên rất khó để phân biệt.

Tóc sinh học có nhiều độ dài khác nhau (16 – 45cm), đa dạng màu sắc và hình dạng (thẳng, gợn sóng, xoăn). Bác sĩ sử dụng bút cấy chuyên dụng để đưa sợi tóc vào sâu trong da đầu khoảng 0,3mm rồi tiến hành tạo một nút thắt ngay chân tóc để cố định vị trí của những sợi tóc đã cấy.

2. Quy trình thực hiện cấy tóc sinh học nano

Thông thường, cấy tóc sinh học nano trải qua 4 bước cơ bản sau:

– Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tư vấn về tình trạng tóc và số lượng nang tóc cần cấy cho bệnh nhân.

– Bước 2: Xác định vùng tóc cần cấy và hướng tóc mọc, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại tóc sinh học phù hợp để cấy.

– Bước 3: Bác sĩ sẽ làm sạch da đầu, gây tê cục bộ vùng cần cấy, sử dụng một thiết bị chuyên dụng để tiến hành cấy ghép các nang tóc sinh học vào vùng da đầu của khách hàng.

– Bước 4: Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tại nhà đồng thời đặt lịch tái khám để theo dõi quá trình hồi phục da đầu của bệnh nhân.

Sau khi kết thúc thủ thuật, bạn phải tái khám định kỳ để làm sạch da đầu. Nếu không giữ vệ sinh đảm bảo theo chỉ định, các nút bã nhờn có thể phát triển ở gốc của các sợi tóc được cấy ghép, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và thậm chí là u nang.

3. Cấy tóc sinh học nano có tốt không?

Để đánh giá khách quan hiệu quả của cấy tóc sinh học nano, bạn nên xét tới cả các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

– Về ưu điểm

  • Thời gian thực hiện ngắn hơn cấy tóc tự thân do không cần có bước lấy nang tóc và chiết tách nang tóc.
  • Không phẫu thuật phức tạp, hạn chế được những xâm lấn da đầu.
  • Thiết bị cấy ghép nano nên và khách hàng được tiêm tê nên không có cảm giác đau đớn.
  • Tóc sinh học luôn có sẵn, không lo tình trạng thiếu tóc.
  • Chi phí thấp hơn so với cấy tóc tự thân.
  • Kết quả thẩm mỹ thấy rõ rệt, cải thiện ngoại hình ngay lập tức và không phải đợi tóc mọc.
  • Bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại ngay sau khi cấy ghép.
  • Có đa dạng màu sắc và kiểu dáng cho khách hàng lựa chọn.

– Về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì cấy tóc sinh học nano cũng ẩn chứa nhiều nhược điểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của da đầu. Ngoài ra, về lâu dài hiệu quả cũng không được đảm bảo:

  • Chỉ thực hiện được ở những vị trí đã từng có chân tóc. Người không còn chân tóc thì không thể thực hiện thủ thuật.
  • Nguy cơ đào thải tóc do tóc sinh học là vật thể nhân tạo, cơ thể người khó thích nghi hoàn toàn.
  • Trong thời gian đầu, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các triệu chứng như: dị ứng, sưng đỏ, dày sừng chân tóc.
  • Dễ bị hư hại theo thời gian qua các tác động thường ngày: gội, sấy, ép, uốn, …
  • Sợi tóc chỉ có độ dài cố định, không thể tự mọc dài ra theo thời gian do không thể tiếp nhận dưỡng chất. Chính vì lý do này nếu các bạn nữ muốn thực hiện cần cân nhắc thật kỹ.
  • Cần làm sạch tóc thường xuyên vì có khả năng hình thành các nút bã nhờn ở gốc sợi tóc gây viêm chân tóc, nhiễm trùng.
  • Tuổi thọ của tóc sinh học có thể duy trì được từ 1 – 5 năm sau khi cấy tùy vào thể trạng của từng khách hàng và chất lượng tóc cấy được chọn. Tình trạng của tóc nhân tạo sẽ giảm dần 10 – 30% sau mỗi năm nên để duy trì giá trị thẩm mỹ cần phải tái cấy ghép nhiều lần.

Nhìn chung, cấy tóc sinh học nano là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả thẩm mỹ ngay lập tức sau khi thực hiện. Song, ngược lại cấy tóc sinh học cũng có hiệu quả thấp, tỷ lệ đào thải tóc sau cấy cao. Vì thế, nếu muốn duy trì mái tóc đẹp, bạn phải thực hiện cấy lại nhiều lần song có thể khiến da đầu bị sẹo, phá hủy các nang lông, dẫn đến rụng tóc từng mảng.

Chưa hết quá trình cấy lại thường xuyên còn dẫn đến quá trình lưu thông máu dưới da đầu kém, làm giảm tỷ lệ tóc sống hiện có.

4. Đối tượng nên thực hiện cấy tóc sinh học nano

Với đặc điểm như trên, cấy tóc sinh học nano sẽ phù hợp với những ai:

– Hói đầu do xạ trị, hóa trị, tác dụng của thuốc khiến tóc thật không thể sống được mà chỉ duy trì được tóc sinh học.

– Người không thể thực hiện cấy tóc tự thân bởi giá thành quá cao hoặc không đủ số lượng nang tóc khỏe mạnh làm nguyên liệu cấy ghép.

– Người muốn hiệu quả thẩm mỹ ngay lập tức thay vì đợi 3 – 6 tháng cho tóc mọc như cấy tóc tự thân.

Cấy tóc sinh học không phù hợp với những nhóm đối tượng:

  • Mắc các bệnh lý về da đầu.
  • Bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi lấp đi các gốc tóc.
  • Có liên quan đến: Bệnh tiểu đường, huyết áp, máu khó đông, tim mạch, bệnh tự miễn
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Nhiễm HIV hay mắc các bệnh viêm gan, hen suyễn.

Xem thêm : Stress gây rụng tóc

5. Cấy tóc sinh học nano giá bao nhiêu?

Chi phí cấy tóc sinh học dao động trong khoảng từ 45 – 70 triệu đồng. Giá thành tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

– Số lượng nang tóc cấy: Đối với mức độ hói càng lớn, số lượng nang tóc cần cấy nhiều thì chi phí sẽ càng cao.

– Kỹ thuật sử dụng để cấy: Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật cấy tóc khác nhau và kỹ thuật cấy tóc càng hiện đại, tiên tiến thì chi phí sẽ tăng theo.

– Địa chỉ cấy tóc: Những cơ sở cấy tóc uy tín với trang thiết bị hiện đại thường sẽ có mức chi phí cao. Tuy nhiên bù lại, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ và hiệu quả thẩm mỹ mà những đơn vị này mang lại.

6. Có nên cấy tóc sinh học nano không?

Phương pháp cấy tóc sinh học còn nhiều hạn chế nên những khách hàng điều trị hói đầu được bác sĩ khuyên nên sử dụng công nghệ cấy tóc tự thân. Phương pháp này vừa có khả năng đem lại hiệu quả cấy tóc ổn định lâu dài vừa khắc phục tối đa những nhược điểm của cấy tóc sinh học.

Cấy tóc tự thân sẽ dùng chính những nang tóc khỏe mạnh của người bệnh để cấy vào vùng da đầu bị hói của họ. Vì đây là tóc thật nên những nang tóc sau khi cấy vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và dài ra như tóc tự nhiên. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 phương pháp cấy tóc sinh học nano và cấy tóc tự thân.

Phương pháp này hoàn toàn không phẫu thuật, giúp hạn chế tối đa thương tổn, không sẹo, không cần nghỉ dưỡng. Hiệu quả của phương pháp cấy tóc tự thân lên đến 95% (cao hơn rất nhiều so với cấy tóc sinh học).

Tóm lại cấy tóc sinh học nano có những ưu nhược điểm riêng. Do đó người bệnh cần cân nhắc và cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp cấy tóc phù hợp cho nhu cầu của mình.

Để hiểu rõ hơn về cả 2 phương pháp này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số 024 3219 1111 để được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé!

Cùng chuyên mục
    Cách “thủ tiêu” sẹo bẩm sinh trên đầu lấy lại sự tự tin

    Xin chào các bác sĩ! Khi sinh ra tôi có một vết sẹo bẩm sinh trên đầu. Suốt hơn 20 năm nay tôi cảm thấy tự ti vì vết sẹo không mọc tóc nhìn rất mất thẩm mỹ. Tôi đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau nhưng tóc vẫn không thấy mọc trở lại. […]

    Cấy tóc bằng tế bào gốc có phải là giải pháp tối ưu cho người rụng tóc?

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rụng tóc và một trong những phương pháp chữa rụng tóc mới đang được quan tâm đó là phương pháp cấy tóc bằng tế bào gốc. Vậy điều trị rụng tóc bằng cấy tế bào gốc có phải là giải pháp tối ưu nhất hiện nay […]

    Sẹo bẩm sinh trên đầu có cấy được tóc không
    [Giải – Đáp] Sẹo bẩm sinh trên đầu có cấy tóc được không?

    Cấy tóc là phương pháp làm đẹp được nhiều người tin dùng bởi khả năng che khuyết điểm hói đầu, thưa tóc. Là một kiểu thiếu tóc mảng tự nhiên, sẹo bẩm sinh cũng khiến nhiều người tự ti về ngoại hình. Vậy sẹo bẩm sinh trên đầu có cấy tóc được không? Hãy cùng […]

    Bệnh da đầu khám ở đâu
    Bệnh da đầu khám ở đâu uy tín nhất tại Hà Nội

    Để điều trị bệnh rụng tóc hiệu quả thì việc đầu tiên đó chính là xác định nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ ảnh hưởng của nó. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, và cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám là điều cần thiết. Vậy khi bị bệnh […]