Stress gây rụng tóc – “thủ phạm” khiến nhiều người mất tự tin
Một khi gặp quá nhiều áp lực, tâm lý bị ảnh hưởng, căng thẳng, stress thì cơ thể sẽ phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, biểu hiện nhiều người thường gặp nhất chính là rụng tóc. Vậy, tại sao stress gây rụng tóc và làm thế nào để ngăn tình trạng này tiến triển thành hói đầu cũng như kích thích tóc mọc lại. Tìm hiểu ngay!
I. Stress – “Kẻ thù giấu mặt” gây rụng tóc
Chị Thu Anh (28 tuổi, Hà Nội) buồn bã chia sẻ: “Khoảng nửa năm trở lại đây tôi đảm nhiệm chức vụ mới, lương cao hơn nhưng dường như mọi thứ hơi quá sức với tôi. Tôi ngủ ít hơn, ăn uống không được điều độ như trước. Đặc biệt, tôi cảm nhận thấy mình bị rụng nhiều rõ rệt, kể cả khi mới ngủ dậy, vuốt tóc, gội đầu.
Mặc dù, có gội qua các loại dầu gội đặc trị nhưng tình trạng không thuyên giảm. Từ mái tóc óng ả ngang lưng, tôi phải cắt ngắn và uốn đủ kiểu để che giấu khuyết điểm tóc ngày càng thưa mỏng. Điều này khiến sự tự tin trong tôi dần biến mất.”
Anh Thành Anh (31 tuổi, TP. HCM) cho biết stress là “bóng ma” ám mình rất kinh khủng. Anh kể: “Ban ngày đi làm ở công ty thì lo chạy deadline, tối về lại lo cắt giảm nhân sự, lo cơm ăn áo mặc, tình yêu, gia đình, cuộc sống. Tất cả khiến đầu óc tôi căng thẳng cực độ. Luôn trong tình trạng đau đầu và mất ngủ. Tôi như bị rơi vào thế bế tắc và cảm giác như đang có rất nhiều tảng đá đè nặng trong lòng. Chưa kể, càng stress khiến tóc tôi rụng càng nhiều, thậm chí lộ rõ mảng hói rất mất thẩm mỹ. Điều này khiến tôi rất sợ hãi”.
II. Tại sao stress gây rụng tóc?
Để hiểu tại sao stress gây rụng tóc bạn cần nắm được các giai đoạn mà một sợi tóc bình thường sẽ trải qua:
– Giai đoạn mọc (Anagen): kéo dài từ 2 – 6 năm, các tế bào mầm tóc sẽ được thần kinh nội tiết điều khiển, biệt hóa thành các bộ phận của tóc. Theo thời gian mọc dần ra ngoài da đầu. Có đến 85 – 95% tóc ở giai đoạn anagen.
– Giai đoạn ngưng mọc (Catagen): Kéo dài khoảng 3 tuần, tóc ngưng phát triển, bắt đầu teo dần và tách khỏi nhú bì.
– Giai đoạn nghỉ/chờ rụng (Telogen): Kéo dài khoảng 3 tháng, sợi tóc rụng đi và chuẩn bị khởi động một chu kỳ mọc tóc mới.
3 giai đoạn này diễn ra liên tục, tuy nhiên các giai đoạn này không xảy ra đồng thời giữa tất cả các sợi tóc. Cùng một thời điểm, có sợi đang ở giai đoạn mọc, có sợi lại đang chuẩn bị rụng đi.
Khi phải đối mặt với stress trong thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng việc sản sinh ra chất P nhằm bảo vệ cơ thể. Nó là tác nhân tấn công làm tổn thương nang tóc, tế bào mầm tóc. Lúc này giai đoạn mọc (Anagen) bị rút ngắn, giai đoạn chờ rụng (Telogen) đến nhanh hơn. Tóc cũ bị rụng nhưng tóc mới chưa kịp mọc hoặc do 1 số nguyên nhân không mọc lại khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ hói đầu.
III. Các tác nhân gây stress ở nam và nữ
Có nhiều yếu tố khiến nam giới và nữ giới gặp phải căng thẳng và có thể thay đổi theo từng độ tuổi:
– Đối với nam giới: Áp lực xuất hiện khi phải gây dựng sự nghiệp, khi là trụ cột gia đình, quản lý tài chính, tình cảm, đồng nghiệp,….
– Đối với phụ nữ: Áp lực đến từ những khía cạnh khác nhau như cân đối các khoản chi tiêu, chuyện chăm sóc con cái, dung hòa 2 bên nội – ngoại, đặc biệt họ rất dễ thay đổi tâm trạng mỗi khi nội tiết thay đổi (chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở…).
Theo khảo sát, nam giới thường bị ảnh hưởng nhiều do stress hơn nữ giới do không tìm cách giải tỏa. Tỷ lệ cánh mày râu bị rụng tóc nhiều gấp 3 lần so với pháI nữ.
IV. Cách khắc phục rụng tóc do stress
Để hạn chế tình trạng stress gây rụng tóc, quan trọng là bạn phải cân bằng, kiểm soát tâm trạng. 1 số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và giải tỏa bớt những áp lực trong cuộc sống. Kết hợp với 1 số cách chăm sóc tóc để đảm bảo quá trình mọc và hạn chế lượng tóc rụng hiệu quả.
1. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ khiến bạn càng thêm căng thẳng làm giảm hiệu suất công việc và bộc phát cơn nóng giận vô cớ. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ 7- 8 tiếng đều đặn mỗi ngày. Đối với những người khó ngủ nên tránh dùng điện thoại, máy tính và không ăn uống quá no trước khi đi ngủ. Bạn có thể đọc sách, tắm nước ấm trước khi lên giường sẽ giúp dễ ngủ ngon hơn.
2. Bổ sung đủ dưỡng chất
Ăn uống đủ 3 bữa mỗi ngày và bổ sung các loại dưỡng chất như protein, vitamin B, C, E và khoáng chất (sắt, canxi, silica,…) . Điều này giúp cơ thể được bổ sung năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, thúc đẩy nang tóc phát triển. Chú ý, uống đủ lượng nước mỗi ngày để duy trì mọi hoạt động của tế bào trong cơ thể.
Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ… Chúng sẽ kích thích tuyến bã hoạt động quá mức, chân tóc dễ bị bít tắc, khiến tóc bết dính và dễ gãy rụng.
3. Rèn luyện thể lực
Tùy vào thể trạng mà lựa các bài tập phù hợp. Chẳng hạn như: Đi bộ, tập gym, yoga, bơi lội, đạp xe,… Vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa xoa dịu tinh thần hiệu quả.
Đặc biệt, khi tập thể thao cơ thể sẽ giải phóng ra hormone endorphin (còn được gọi là hormone hạnh phúc) giúp tinh thần thư thái. hứng khởi, đẩy lùi hiện tượng stress.
4. Sống tích cực
Bạn cần luôn lạc quan, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Khi gặp 1 vấn đề nào đó, cần giữ thái độ bình tĩnh, sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết vấn đề thích hợp, đồng thời kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
5. Chủ động nghỉ ngơi sau những biến cố
Bất kỳ biến cố nào trải qua (tai nạn, bệnh tật, mất mát người thân…) đều sẽ để lại trong bạn những tổn thương nhất định. Nó cũng khiến tâm sinh lý bị xáo trộn, ảnh hưởng tới chất lượng nang tóc.
Lúc này, bạn cần để cơ thể nghỉ ngơi, hàn gắn thương tổn. Khi tâm lý, thể chất và sinh lý ổn định tóc sẽ dần mọc trở lại.
5. Gặp các chuyên gia tâm lý
Không phải ai cũng đủ can đảm để tự “cứu bản thân” khỏi những vấn đề tâm lý. Nhất là khi tinh thần bạn bất ổn trong thời gian dài. Bạn cần chia sẻ nỗi lo lắng và sự vướng mắc trong lòng với bác sĩ tâm lý.
Bác sĩ sẽ tìm đến nguồn gốc gây stress và có liệu pháp tâm lý tháo gỡ từng chút để dần dần đưa bạn quay về trạng thái cân bằng, vui vẻ và tràn đầy năng lượng tích cực. Cơ thể sẽ dần được khôi phục, tâm trạng thoải mái, tóc cũng sẽ giảm gãy rụng.
6. Thăm khám, điều trị tại các cơ sở chuyên khoa
Ngoài những cách trên, để hạn chế tình trạng stress gây rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa thăm khám, điều trị.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra da đầu và test nang tóc, sử dụng các liệu pháp chuyên sâu để ngăn chặn và điều trị rụng tóc. Đối với trường hợp kiểm tra vẫn còn nang tóc và có thể mọc trở lại các bác sĩ áp dụng liệu trình laser kết hợp bổ sung tinh chất cho da đầu. Đồng thời, tư vấn cho khách hàng biện pháp chăm sóc tóc và giải tỏa tâm lý hữu hiệu.
Tuy nhiên, đối với trường hợp các nang tóc không còn, mất khả năng tái tạo nang tóc mới, cách duy nhất để khắc phục đó là sử dụng cấy tóc tự thân.
Phương pháp này không chỉ những người bị rụng tóc do stress mà ngay cả những trường hợp rụng tóc do di truyền, nội tiết hay bệnh lý khác cũng có thể áp dụng. Khách hàng sẽ được lấy chính nang tóc khỏe mạnh của mình ở vùng sau gáy để cấy vào vùng bị rụng tóc hói đầu, vùng bị thiếu tóc nhằm khôi phục lại mái tóc giúp bạn nhanh chóng lấy lại mái tóc dày đẹp chỉ sau 3 – 6 tháng.
Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là cơ sở uy tín được Sở Y tế cấp phép. Tại đây đã và đang ứng dụng thành công cả 2 phương pháp trên và đem lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu cho hàng ngàn khách hàng.
Tại sao stress gây rụng tóc? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng thoát khỏi cơn ác mộng mất tóc nhé! Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ 024.3219.1111 để được bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tư vấn miễn phí.
Nhiều người có thói quen gội đầu ngay sau khi ngủ dậy giúp tóc trở nên suôn mượt hơn. Tuy nhiên, gội đầu vào buổi sáng có tốt không? có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Thực hư của việc gội đầu buổi sáng là gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]
Tóc hư tổn xuất hiện nhiều ở nữ giới, bởi chị em thường xuyên thay đổi kiểu tóc, lạm dụng hóa chất cũng như có cách chăm sóc không phù hợp. Tóc hư tổn không chỉ bị khô xơ, chẻ ngọn thiếu sức sống mà còn khiến mái tóc rụng nhiều hơn ảnh hưởng rất […]
Việc rụng tóc trước trán và có xu hướng tăng trưởng ít không phải hiếm gặp, nhất là khi bước vào độ tuổi trung niên. Vì vậy cách làm tóc mọc ở trán như thế nào hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết sau nhé! Trán dô, trán hói đây dường như là nỗi […]
Cấy tóc ở đâu tốt nhất là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người bị rụng tóc, hói đầu. Để giúp các bạn bớt hoang mang khi lựa chọn, chúng tôi sẽ review chi tiết các địa chỉ cấy tóc uy tín nhất tại Việt Nam.