Cách trị hói trán tại nhà có hiệu quả không?

Hói trán là dấu hiệu của tình trạng hói đầu diện rộng đang xảy ra, thường ở nam giới. Đường chân tóc bị kéo cao khiến nam giới có vẻ ngoài mất dần đi sự bảnh bao. Ở nhiều người, hói trán sẽ làm cho bạn già hơn trước tuổi. Hiện nay, có nhiều cách khắc phục hói trán, trong đó cách trị hói trán tại nhà được nhiều người lựa chọn. Vậy cách chữa trị này có hiệu quả không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay ở bài viết này.

I. Cấp độ hói đầu ở nam giới khi mất tóc vùng trán

Bệnh hói đầu là hiện tượng rụng tóc số lượng và không mọc lại khiến da đầu bị lộ trơn. Khởi nguồn của bệnh hói đầu là từ tình trạng rụng tóc bệnh lý. 

Rụng tóc thành 7 cấp độ từ bình thường cho tới hói đầu ở mức độ nặng. Dựa vào các cấp độ này các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Cách trị hói trán tại nhà

Hói trán được nhìn rõ khi các anh thuộc trường hợp rụng tóc cấp độ 2 trở lên. Cấp độ 2 là cấp độ sớm của hói đầu. Biểu hiện rõ nhất là góc trán lùi về sau 1-2 cm, đường chân tóc phía trước hơi lùi về sau, đường chân tóc của người trưởng thành. Từ cấp độ 3 đến cấp độ 7, đường chân tóc vùng trán tiếp tục lùi dần về sau với hình ảnh hói trán chữ M đến tạo thành vùng hói hình móng ngựa.

Các trường hợp hói trán là hậu quả của rụng tóc bệnh lý khiến số tóc rụng mỗi ngày vượt trên 100 sợi, đồng thời nang tóc bị tổn thương do các yếu tố nội tiết hoặc môi trường bên ngoài khiến việc sản sinh các sợi tóc mới bị ngưng trệ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các nang tóc dần bị hoại tử và mất chức năng sinh lý. 

Hói trán có thể xuất hiện ở người thuộc độ tuổi từ 20 và phổ biến nhất ở người sau 40 tuổi. Tuy bệnh không gây nguy hại trực tiếp tới sức khỏe nhưng chúng làm ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống, gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày.

II. Nguyên nhân của bệnh hói đầu

Hói đầu thuộc nhóm bệnh lý da liễu khó chữa xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, các chuyên gia da liễu đã tìm và phân loại ra nguyên nhân gây rụng tóc để lại hậu quả hói trán ở nam giới:

  • Do di truyền:Tính di truyền quy định tới nội tiết của cơ thể, gây ảnh hưởng đến hoạt động mọc và rụng tóc từ bên trong.  Có đến 95% trường hợp nam giới rụng tóc, hói đầu là yếu tố di truyền. Tỉ lệ nam giới mắc hói đầu di truyền cao hơn khi có người nhà (thường là ông, bố) cũng bị hói đầu.
  • Do nội tiết: Đây là tình trạng nang tóc chịu tổn thương do sự tăng sinh của hormone Dihydrotestosterone (DHT) khi cơ thể bị rối loạn ở nam giới. Lúc này, DHT gây tăng tiết bã nhờn và teo nang tóc khiến tóc rụng và khó mọc trở lại. Rụng tóc do nội tiết cũng có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh lý khiến nội tiết bị rối loạn.
  • Do điều kiện môi trường và chăm sóc tóc: Môi trường sống như khói bụi, nước sinh hoạt ô nhiễm gây hại cho cơ thể, trong đó có cả sự sống của tóc.
  • Do bệnh lý: Cơ thể bị suy nhược, căng thẳng do cuộc sống và công việc kéo dài cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu. Một số bệnh lý da liễu gây rụng tóc như viêm nhiễm da đầu, viêm chân tóc…

Cách trị hói trán tại nhà

III. Cách trị hói trán tại nhà có hiệu quả không?

Hiện nay, sử dụng cách trị hói trán tại nhà được nhiều người sử dụng với hi vọng ngăn rụng, cải thiện thẩm mỹ mái tóc. Có 2 nhóm cách trị hói trán tại nhà được dùng là chăm sóc tóc tự nguyên liệu tự nhiên và dùng thuốc kích thích mọc tóc. 

  • Cách trị hói trán tại nhà với nguyên liệu tự nhiên: Được thực hiện với những nguyên liệu tự nhiên (tinh dầu tự nhiên, sữa chua, trứng gà, mật ong…), dân gian hoặc Đông y ( hà thủ ô, nhân sâm, rễ ngưu bàng, lá tầm ma…) để làm mặt nạ tóc, ủ hay massage da đầu.
  • Cách trị hói trán tại nhà với thuốc mọc tóc: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại thuốc kích thích mọc tóc cùng chung công dụng như hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp một số vitamin, khoáng chất cần thiết thúc đẩy mọc tóc và tăng sức đề kháng cho da đầu.

Theo chuyên gia da liễu, cách trị hói trán tại nhà có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng khi phát hiện xử lý. Trong đó, tình trạng nang tóc là yếu tố quyết định một mái tóc khỏe hay gãy rụng. Khi nang tóc đã bị thoái hóa nghĩa là đã mất đi khả năng hấp thụ các dưỡng chất và không thể phát triển. Rụng tóc hói đầu ở giai đoạn đầu, khi các nang tóc chữa bị tổn thương hoặc tổn thương mức độ nhẹ có thể được khắc phục bằng cách trị hói trán tại nhà với nguyên liệu tự nhiên.

Riêng với việc dùng thuốc kích thích mọc tóc, các bác sĩ khuyên chỉ nên dùng trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng) bởi chúng để lại những tác dụng phụ trực tiếp không tốt cho cơ thể như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, ứ nước cơ thể, chàm da… 

Hói đầu kéo dài, thường trên 6 tháng, hầu hết các trường hợp này nang tóc đã bị hoại tử và mất đi khả năng tự sản sinh nang tóc tự nhiên từ những vùng da đầu hói. Khi này, việc thực hiện cách trị hói trán tại nhà sẽ không đem lại hiệu quả. Để biết chính xác tình trạng nang tóc, bạn có thể lựa chọn kiểm tra – soi nang tóc tại phòng khám cấy tóc hoặc bệnh viện da liễu.

IV. Gợi ý các cách trị hói trán tại nhà với nguyên liệu tự nhiên

1. Cách trị hói trán tại nhà với tinh dầu bưởi

Cách trị hói trán tại nhà

Tinh dầu bưởi có thể giúp giảm rụng tóc và gia tăng số lượng tóc mọc mới nhờ chứa nhiều pectin, vitamin A, C… Bạn nên chọn những quả bưởi có vỏ sần sùi sẽ chứa nhiều tinh dầu hơn. Cũng có thể mua tinh dầu bưởi xịt lên tóc và để trên da đầu khoảng 20 phút rồi gội sạch.

2. Cách trị hói trán tại nhà với dầu oliu

Cách trị hói trán tại nhà

Ủ tóc trước khi gội đầu bằng dầu oliu sẽ làm tóc mềm mại và giảm gãy rụng. Bạn có thể ủ tóc với dầu oliu, hoặc trộn dầu oliu với dầu dừa và dầu mè, dầu oliu cùng lòng đỏ trứng gà, mật ong… để cảm nhận mái tóc mềm mượt, nhanh dài.

3. Cách trị hói trán tại nhà với bồ kết

Cách trị hói trán tại nhà

Bồ kết phổ biến và nổi tiếng với công dụng giúp tóc đen mượt. Trái bồ kết chứa hoạt chất flavonoid và saponaretin bảo vệ nang tóc trước sự xâm nhập của vi trùng giúp tóc nhanh mọc và sợi tóc đen, bóng mượt hơn. 

Sao vàng bồ kết rồi cho vào nước đun sôi, sau đó gội đầu đều đặn để mang lại hiệu quả ngăn ngừa rụng tóc và hói đầu.

4. Cách trị hói trán tại nhà với trà xanh

Cách trị hói trán tại nhà

Trong nước chè xanh có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giúp tăng cường khả năng chống lại quá trình oxy hóa làm tóc hư tổn. Chỉ cần một nắm lá chè xanh đem đun với nước dùng để ủ tóc, gội đầu thường xuyên hoặc uống 2-3 ly nước chè xanh mỗi ngày cũng gia tăng khả năng chống oxy hóa cho cơ thể và mái tóc khỏe hơn.

5. Cách trị hói trán tại nhà với cây nhọ nồi

Cách trị hói trán tại nhà

Là loại cây khá quen thuộc ở vùng quê, thường mọc lẫn với các cây cỏ dại khác. Ít ai biết rằng loại cây cỏ bé nhỏ này lại có công dụng chữa rụng tóc, hói đầu. Một số dược chất có ích cho mái tóc như: tanin, caroten, ecliptin… có khả năng hạn chế tóc bạc sớm, giảm rụng tóc. Thông thường, cây nhọ nồi được kết hợp trong bài thuốc dân gian như: xuyên tiêu, ban miêu, hoa hồng… để chữa rụng tóc, làm đen tóc tự nhiên. 

Cách trị hói đầu dân gian từ cây cỏ nhọ nồi được sử dụng khá nhiều chủ yếu là ngâm với cồn, sau thời gian ngâm người ta lấy dung dịch này bôi lên tóc (tránh vùng mắt), 2-3 lần/ngày. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy tóc con mọc lên đen hơn, đồng thời hạn chế được tóc rụng.

6. Cách trị hói trán tại nhà với dầu vừng và nước cốt chanh

Dầu vừng ngoài phục vụ trong các món ăn tốt cho sức khỏe, còn giữ màu tự nhiên của tóc, giúp tóc nhanh dài và chữa rụng tóc, ngăn ngừa hói đầu. Một ít nước cốt chanh sẽ làm sạch da đầu và nang tóc, tạo điều kiện cho dầu vừng thấm sâu hơn. Từ đó, ngăn ngừa rụng tóc, giảm gàu, ngứa đầu hiệu quả.

Trên đây là lý giải của chúng tôi về thắc mắc “Cách trị hói trán tại nhà có hiệu quả không?”. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cách làm đẹp mái tóc phù hợp.

Chúc bạn thành công!

Cùng chuyên mục