[ Tổng Quan ]: Các bệnh về tóc và da đầu thường gặp
Bạn đang không biết các bệnh về tóc và da đầu bao gồm những bệnh gì và nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào? Dưới đây là những bệnh lý về tóc và da đầu thường gặp mà mọi người cần phải hết sức lưu ý. Để từ đó có biện pháp phòng tránh, cũng như chữa trị kịp thời khi gặp phải.
I. Các bệnh về tóc và da đầu thường gặp
Nếu bạn thấy tóc của mình bị rụng nhiều hơn bình thường, da đầu ngứa và gàu nhiều hoặc xuất hiện các nốt mụn mủ sưng tấy ở trên da đầu. Thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về tóc và da đầu dưới đây:
1. Rụng tóc
Rụng tóc có thể là tình trạng đột ngột phát sinh hoặc kéo dài nhiều năm. Tình trạng rụng tóc tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng cụ thể mà có thể điều trị hiệu quả. Rụng tóc quá nhiều có thể cần đến các phương pháp điều trị chuyên sâu để ngăn chặn sự rụng tóc, cũng như phục hồi tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
Nguyên nhân gây ra rụng tóc thường do rối loạn hoặc suy giảm nội tiết tố trong cơ thể, rối loạn tuyến giáp, hóa trị, trầm cảm, bệnh tự miễn, viêm da đầu hoặc do di truyền… Tùy vào từng nguyên nhân mà các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc bôi, thuốc uống hay các biện pháp công nghệ cao (trị liệu tóc, cấy tóc tự thân). Trong đó phương pháp cấy tóc tự thân đang được coi là cách điều trị tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay.
2. Viêm da dầu
Viêm da đầu là một trong các bệnh về tóc và da đầu thường gặp, đặc biệt là ở những người thường để tóc bết dầu. Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã có biểu hiện khá giống với bệnh vảy nến trên da đầu.
Gàu là biểu hiện đầu tiên và điển hình của bệnh viêm da dầu, tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì da đầu trở nên đỏ ở nang lông và lan rộng ra. Các vùng có thể liên kết với nhau và lan xuống vùng trán, sau tai, ống tai ngoài và gáy. Để phân biệt được với các bệnh có biểu hiện tương tự thì cần phải xét nghiệm và làm sinh thiết để chẩn đoán.
Hiện nay, nguyên nhân gây viêm da đầu chưa được xác định rõ ràng, nhưng tăng tiết chất bã nhờn trên da đầu là điều kiện để bệnh phát triển.
Để điều trị viêm da dầu thì cần thường xuyên gội dầu bằng dầu gội chống nấm, kết hợp với các loại thuốc chống nấm để làm giảm bài tiết chất bã. Bệnh viêm da đầu dễ tái phát thành từng đợt và bùng phát khi người bệnh căng thẳng, mệt mỏi hay bị stress.
Tham khảo : https://healthnews.vn/viem-chan-toc-dieu-tri-sao-cho-hieu-qua/
3. Bệnh vẩy nến trên da đầu
Bệnh vảy nến bao gồm các thể như thể vảy, thể giọt, thể khớp, thể niêm mạc. Vảy nến da đầu tỉ lệ xuất hiện vảy nến thể mảng thường cao hơn cả.
Biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu là xuất hiện các mảng vảy trắng hoặc đỏ trên da đầu, khi cạo lớp vảy đi sẽ thấy tình trạng da bị ửng đỏ. Vảy nến có thể gây ngứa, nếu cào gãi quá nhiều có thể dẫn tới chảy dịch và chảy máu. Rụng tóc cũng có thể xảy ra ở những vùng da đầu bị vảy nến.
Vảy nến là một rối loạn tự miễn, vậy nên các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh, không chữa dứt điểm được và bệnh có thể tái phát lại nhiều lần trong suốt cuộc đời.
4. Viêm nang lông (viêm nang tóc)
Viêm nang lông là một trong các bệnh về tóc và da đầu có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lý này là do tụ cầu vàng và vi khuẩn mủ xanh, nấm, virus herpes, viêm nang lông Decalvans.
Một số yếu tố có thể khiến bệnh phát triển gồm: da đầu bị ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi, cào gãi và nhổ tóc, dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc, dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày. Những người bị suy giảm miễn dịch, suy thận, hay thiếu sắt cũng có thể là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nang lông mãn tính.
Biểu hiện của viêm nang lông trên da đầu là những mụn nhỏ ở nang lông, không có vảy và không đau. Tổn thương có thể nhiều hoặc ít và cũng có thể tiến triển nặng lên nếu không vệ sinh sạch sẽ da đầu và điều trị kịp thời.
Để điều trị loại bệnh da đầu này thì trước hết cần phải loại bỏ các yếu tố làm phát triển bệnh, tránh cào gãi kích thích thương tổn. Tiếp đó, tùy vào từng bệnh nhân cụ thể mà phương pháp điều trị có thể khác nhau phù hợp với tình trạng cụ thể.
5. Nấm đầu
Nấm đầu cũng là một trong các bệnh về tóc và da đầu thường gặp mà nhiều người mắc phải. Bệnh nấm da đầu có biểu hiện khá tương tự như bệnh viêm da đầu. Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới các mụn mủ nặng kèm theo rụng tóc. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại tuy nhiên nếu tổn thương sâu có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn.
Lớp ngoài cùng của sợi tóc khi bị nấm da đầu có thể bị phá hủy. Bên cạnh đó, còn kèm theo bong vảy hoặc rụng tóc theo mảng kèm theo viêm từ nặng đến nhẹ. Bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện vảy màu vàng, dày và các mảng da chết.
Bệnh nấm đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn, mất nang tóc nếu không điều trị sớm và đúng cách.
II. Các bệnh về tóc và da đầu có nguy hiểm không?
Nhìn chung thì các bệnh về tóc và da đầu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tổng thể và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy vậy, đây là những bệnh lý gây ra những khó chịu, phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt của người mắc phải. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vì thế, khi mắc phải một trong các bệnh về tóc và da đầu được nêu trên thì mọi người nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhằm xác định rõ nguyên nhân và tình trạng cụ thể, để từ đó bác sĩ tư vấn và đứa ra phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp.
III. Cách điều trị các bệnh về tóc và da đầu
Việc điều trị các bệnh về tóc và da đầu cần phải dựa vào từng bệnh lý, nguyên nhân và tình trạng cụ thể của từng người để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị được áp dụng như là:
1. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Để điều trị các bệnh về tóc và da đầu, nhiều người đã lựa chọn áp dụng bằng các nguyên liệu tự nhiên như: dùng vỏ bưởi, bồ kết, muối biển, nước cốt chanh, lá ổi, lá hương nhu…
Những nguyên liệu tự nhiên này có ưu điểm là an toàn, lành tính, không gây kích ứng cho da đầu, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hiệu quả chậm nên người bệnh cần áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.
2. Điều trị bằng thuốc
Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp dân gian ở những trường hợp nhẹ có thể sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Tuỳ các bệnh về tóc và da đầu cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng một số thuốc phù hợp, có thể kết hợp thuốc thoa bên ngoài và thuốc uống.
3. Trị liệu tóc chuyên sâu bằng công nghệ laser
Trị liệu tóc chuyên sâu bằng công nghệ laser là cách điều trị các bệnh về tóc và da đầu được đánh giá cao. Tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế, các bác sĩ đã và đang thực hiện trị liệu tóc chuyên sâu với 12 bước bằng công nghệ laser tiên tiến. Phương pháp này giúp loại bỏ tận gốc các vi khuẩn có hại gây bệnh trên da đầu, đồng thời điều tiết lượng dầu nhờn trên da đầu và kích thích lưu thông máu đến nang tóc tốt hơn. Từ đó, giúp nang tóc chắc khỏe và ngăn ngừa rụng tóc tái phát.
Còn nếu bị rụng tóc ở mức độ nặng thì sau khi trị liệu, các bác sĩ của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế sẽ thực hiện thủ thuật cấy tóc tự thân bằng kỹ thuật FUE (Follicular Unit Extraction) hoặc HAT (Hair Transplant of Advanced Technology) với nhiều ưu điểm: tỷ lệ cấy tóc thành công hơn 98%, không gây đau và không chảy máu, tỷ lệ nang tóc sống sót sau khi cấy hơn 95%, có hiệu quả bền lâu và đẹp tự nhiên,…
Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã biết được các bệnh về tóc và da đầu thường gặp và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0243.219.1111 để được đặt lịch trị liệu, cấy tóc và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề rụng tóc, cấy tóc.
Hiện nay tình trạng rụng tóc, hói đầu hay tóc thưa mỏng đang trở thành vấn đề muôn thuở, không chỉ riêng các chị em mà còn với cả nam giới. Tìm đủ cách để khắc phục và cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy các quảng cáo về thuốc mọc tóc tràn lan trên […]
Rụng tóc sau sinh luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất của các bà bầu, rụng tóc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do cơ thể thay đổi nội tiết tố sau sinh, do cơ thể còn yếu, căng thẳng stress, rối loạn tâm lý, do uống nhiều thuốc hay […]
Hói đầu khiến nhiều người cảm thấy tự ti về diện mạo, nhất là những quý ông trẻ tuổi. Vì vậy, nhu cầu cải thiện tình trạng đất trống đồi trọc trên mái đầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân gây hói […]
Nhiều người có thói quen gội đầu ngay sau khi ngủ dậy giúp tóc trở nên suôn mượt hơn. Tuy nhiên, gội đầu vào buổi sáng có tốt không? có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Thực hư của việc gội đầu buổi sáng là gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]