Tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không?

Tóc dầu là chất tóc phổ biến hiện nay. Nó khiến khổ chủ phải đối mặt với tình trạng bết dính ở chân tóc, tóc nặng nề, khó vào nếp. Một giải pháp đang được nhiều bạn áp dụng đó là gội đầu. Tuy nhiên, tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không? Nhiều người nghĩ rằng gội nhiều thì sẽ đem lại cho bạn một mái tóc sạch sẽ? Nhưng đó là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Lý do vì sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không?

Tắm rửa thường xuyên là điều cần thiết để giữ cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh nhưng còn tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không? Nếu bạn đang gội đầu mỗi ngày thì phải thay đổi ngay để cải thiện tình trạng sức khỏe mái tóc của mình.

Bạn có thể nghĩ rằng chuyện “không gội đầu thường xuyên” thật mất vệ sinh nhưng theo các chuyên gia đây mới là việc bạn nên làm. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ dầu trên tóc nhưng phổ biến nhất là hormone thay đổi ở tuổi dậy thì. Ngoài ra việc dùng không đúng sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, xả, kem ủ có thể khiến tóc đổ dầu, luôn trong tình trạng xẹp xuống gây mất thẩm mỹ.

Tóc dầu có nên gội đầu không

Chính vì da đầu đổ dầu, tóc bết dính nên nhiều người tìm đến các phương pháp cải thiện như dùng dầu gội khô, giấy thấm dầu, bông phấn hút dầu hoặc đơn giản nhất là gội đầu mỗi ngày. Tuy nhiên, gội đầu quá nhiều sẽ khiến tóc mất đi lượng dầu cần thiết trên da đầu. 

Các nang tóc mất đi dưỡng chất đòi hỏi tuyến dầu phải tiết nhiều hơn để chúng có thể nuôi thân và đuôi tóc. Do vậy, việc gội đầu hằng ngày gián tiếp kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn. Tóc đã bết lại còn tiết dầu nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, gội đầu hàng ngày cũng có thể gây tổn thương không chỉ da đầu mà còn làm hư hại tóc.

II. Vậy khi nào bạn nên gội đầu?

Tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không? Với tóc dầu, không gội đầu thường xuyên nhưng không có nghĩa là bạn được quyền lười gội đầu. Bởi nó sẽ dẫn đến sự tích tụ dầu và chất bẩn trên da đầu, nấm men sống trên da đầu phát triển quá mức, dẫn tới gàu và rụng tóc. Hãy tạo thói quen cách quãng lâu hơn, hợp lý nhất là cách 2-3 ngày gội/lần.

Bạn có thể dùng dầu gội chuyên biệt cho mái tóc dầu có chứa những hoạt chất kiểm soát lượng dầu tiết ra trên da đầu bạn. Đồng thời, nó cũng khiến mái tóc dễ dàng vào form mà không lo bị xẹp.

Nếu muốn dùng dầu xả thì tránh loại cho tóc khô bởi các loại dầu xả này cung cấp một lượng dầu lớn cho mái tóc bạn. Tóc dầu khi dùng chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa” đúng không?

Bạn chỉ cần gội sạch sau đó dùng dầu xả cho phần thân hoặc ngọn là được. Không thoa trực tiếp vào da đầu. Hãy chọn loại dầu xả kết hợp với dầu gội cho tóc dầu, bộ sản phẩm này sẽ phát huy công dụng của mình hơn khi tác động lẫn nhau.

III. Ngoài gội đầu hằng ngày, có cách nào cải thiện tình trạng tóc dầu không?

1. Sử dụng các liệu pháp tự nhiên

Dùng nguyên liệu tự nhiên cũng là cách giúp bạn điều tiết lại lượng dầu trên da. Ví dụ như: 

– Chanh:

Chanh có thể kiềm dầu, chỉ cần hòa nước cốt chanh vào nước mát và dùng gội trong 5-10 phút thì có thể giảm được lượng dầu đáng kể, chỉ nên áp dụng 1-2 lần/tuần. 

– Giấm táo:

Trong giấm táo có chứa axit axetic, axit gallic, catechin, epicatechin, axit caffeic – những axit có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt, loại bỏ gàu, dầu và bụi bẩn.

  • Chuẩn bị giấm táo và bia theo tỉ lệ 1:4. Bởi giấm táo có tính axit nên không dùng quá nhiều tránh gây rít tóc.
  • Dùng hỗn hợp làm ướt toàn bộ tóc rồi quấn ủ tóc trong 10 phút.
  • Bỏ khăn ủ và dùng 10 đầu ngón tay massage da đầu nhẹ nhàng để các axit có lợi loại bỏ mồ hôi trên tóc.
  • Gội sạch bằng nước ấm.
  • Bia sẽ giúp giữ độ ẩm mà lại không hề bết dính, kết hợp chung với giấm táo sẽ trị tóc nhờn hiệu quả nếu kiên trì áp dụng.

Tóc dầu có nên gội đầu không

– Nha đam:

Nha đam có tác dụng chống viêm, giảm ngứa da đầu, gàu và giúp tóc chắc khỏe. Nó cũng kích thích mọc tóc, cải thiện độ bóng và cân bằng độ pH trên da đầu. Có nhiều cách sử dụng nha đam như thoa trực tiếp phần gel vào tóc hoặc trộn với dầu gội đầu. 

Nhiều người còn lấy nhớt nha đam ủ tóc trong 1h rồi mới gội. Một cách khác là trộn một muỗng canh gel nha đam, một muỗng nước cốt chanh và một muỗng dầu gội đầu, sau đó massage đều và gội sạch sẽ.

– Baking Soda: 

Tương tự như một loại dầu gội tự nhiên, baking soda giảm chất nhờn trên da đầu và tóc. Bạn có thể trộn 2 thìa baking soda với nước thành bột nhão, xoa bóp trên da đầu. Bạn nên để trong khoảng 20 phút và xả sạch với nước.

– Dùng dầu dừa:

  • Lấy một ít dầu dừa nguyên chất và chà vào giữa hai lòng bàn tay.
  • Thoa đều lên da đầu và tóc của bạn.
  • Để trong một giờ trước khi gội sạch bằng dầu gội nhẹ.
  • Bạn phải làm điều này 1 lần/tuần.

Thoa dầu dừa trước khi gội đầu là một cách tuyệt vời để dưỡng tóc mà không làm tóc bị bết dầu. Dầu dừa nguyên chất nhẹ hơn so với nhiều loại dầu khác và giúp tóc bạn bóng mượt cần thiết. Ngoài ra còn ngăn ngừa sản xuất bã nhờn dư thừa.

– Muối Epsom:

  • Thêm một chút muối Epsom vào dầu gội của bạn và gội đầu với nó.
  • Bạn có thể để hỗn hợp dầu gội muối Epsom hoạt động trên da đầu và tóc trong vài phút trước khi gội sạch.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần. Đây là một nguồn magiê phong phú, nó có thể giúp giảm viêm da đầu và hấp thụ bã nhờn dư thừa do da đầu của bạn tiết ra.

– Dùng vitamin B1:

Với tính chất làm khô cao kèm khả năng loại bỏ nhờn, bụi bẩn hiệu quả Vitamin B1 là khắc tinh của mái tóc dầu.

Chuẩn bị: 50 viên vitamin B1 và dầu gội

Cách thực hiện:

  • Thả vitamin B1 vào một lượng dầu gội nhất định, không đổ thêm nước.
  • Nên chuẩn bị từ hôm trước để B1 hút ẩm vào hòa tan trong dầu gội
  • Dùng hỗn hợp này để gội đầu. Trong khi gội thì nhớ massage da đầu khoảng 10 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào nang tóc và làm sạch da đầu.
  • Gội lại bằng nước ấm và để tóc khô tự nhiên.

2. Cách trị tóc dầu bằng công nghệ cao

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc tóc dầu bằng các nguyên liệu trên hoặc sau khi sử dụng 1 thời gian vẫn không cải thiện thì tốt nhất bạn nên lựa chọn cách trị tóc dầu bằng công nghệ cao. Với cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chữa dứt điểm tình trạng tóc dầu trong thời gian ngắn và trả lại cho bạn mái tóc bồng bềnh và chắc khỏe.

Tuy nhiên, để trị tóc dầu hiệu quả bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín khám chữa. Phòng khám cấy ghép tóc y học quốc tế là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc tóc và da đầu bằng công nghệ được Bộ y tế cấp phép hoạt động. Tại đây áp dụng phương pháp trị liệu Tây – Đông Y kết hợp, đồng thời điều trị bằng laser giúp khắc phục triệt để các bệnh lý da đầu.

Tóc dầu có nên gội đầu không

Phương pháp trị liệu này giúp các nang tóc được làm sạch tận gốc, tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, tế bào nấm có hại; tóc và da đầu được phục hồi từ bên trong. Lượng dầu sẽ giảm từ 50 – 70% ngay lần điều trị đầu tiên và sẽ được khắc phục triệt để chỉ sau 1 liệu trình điều trị.

Hy vọng với thông tin trên, bạn đã biết tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không? Cũng như tìm ra bí quyết điều trị tóc dầu hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Cùng chuyên mục
    rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì
    Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Rụng tóc là một biểu hiện sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu tình trạng rụng tóc kéo dài, rụng nhiều không kiểm soát được thì chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Vậy rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?. Câu trả lời sẽ có thông bài viết dưới đây.

    Khám rụng tóc ở đâu
    Khám rụng tóc ở đâu? Tổng hợp 10 địa chỉ khám chữa rụng tóc uy tín

    Rụng tóc là vấn đề gặp phải ở cả nam và nữ. Vậy khám rụng tóc ở đâu uy tín, hiệu quả? Là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp 10 địa chỉ khám chữa rụng tóc uy tín, được nhiều người […]

    5 Cách trị hói trán giúp bạn nhanh chóng lấy lại vẻ tự tin

    Hói trán trở thành nỗi ám ảnh của không ít người và trông họ già đi trước tuổi. Với 5 cách trị hói trán sau đây, các bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng. Sự tự tin sẽ nhanh chóng được lấy lại. Hói trán có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới. […]

    Sẹo trên đầu có mọc được tóc không
    [Làm rõ thắc mắc] Sẹo trên đầu có mọc được tóc không?

    Khác với các vùng da bị tổn thương có thể che lấp bằng phụ kiện, sẹo da đầu chỉ có thể trông chờ vào khả năng giấu đi khuyết điểm của mái tóc. Thế nhưng, sẹo trên đầu có mọc tóc được không? Nếu có chung thắc mắc này, hãy cùng bài viết dưới đây […]