Rụng tóc ở nữ giới do đâu? Gợi ý 3 cách chữa rụng tóc ở nữ giới hiệu quả
Không chỉ phân chia theo độ tuổi, bệnh lý rụng tóc còn khác nhau giữa nam và nữ. Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới? Chị em bị rụng tóc làm thế nào để khắc phục triệt để? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bài viết dưới đây giải đáp.
I. Nguyên nhân rụng tóc ở nữ giới
Rụng tóc ở nữ giới xảy ra với từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất:
1. Do mất cân bằng nội tiết
Khoảng 80% trường hợp rụng tóc ở nữ giới xảy ra do mất cân bằng giữa nồng độ DHT và testosterone trong máu, thường xảy ra vào giai đoạn sau sinh và tiền mãn kinh. Khi này, lượng DHT dư thừa sẽ cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của nang tóc, kích thích tuyến bã nhờn, bịt chân tóc. Về lâu dài, tóc sẽ bị rụng nhiều và xuất hiện các vùng thưa, hói.
2. Stress
Tinh thần là ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể, trong đó có hoạt động của da đầu và nang tóc. Chi em khi bị căng thẳng kéo dài sẽ gây mất kiểm soát hệ miễn dịch, khiến các tế bào bạch cầu quay sang tấn công chính các nang tóc của cơ thể, làm cho tóc yếu và gây ra tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới.
3. Thiếu chất
Ăn uống không điều độ, thiếu chất khiến cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để đi nuôi tóc, dễ dẫn đến rụng tóc. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở những chị em ăn kiêng nghiêm ngặt mà không có sự chỉ dẫn và theo dõi cụ thể.
4. Tóc tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao
Thói quen làm đẹp mái tóc thường xuyên của các chị em là một trong những tác nhân hàng đầu khiến mái tóc dễ bị hư tổn. Các hóa chất có trong thuốc uốn, nhuộm, duỗi, xoăn… và nhiệt độ cao ở máy làm tóc sẽ phá hủy lớp màng lipid và lớp keratin bảo vệ tóc, dẫn đến khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng.
5. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc điều trị để chống mụn trứng cá, thuốc chống trầm cảm hoặc phương pháp điều trị huyết áp thấp, tác dụng xạ trị có thể làm tóc rụng. Trường hợp này tóc vẫn có thể mọc lại, chỉ cần dừng sử dụng thuốc và mát xa da đầu thường xuyên kích thích tóc mọc.
II. Biểu hiện của bệnh rụng tóc ở nữ giới
- Rụng tóc nhiều: Tóc rụng quá 100 sợi mỗi ngày, rụng tóc không rõ nguyên nhân và rụng liên tục trong thời gian dài.
- Tóc rụng nhưng không mọc lại: tóc bạn ngày càng mỏng và ít đi kèm theo dấu hiện rất ít tóc con mọc lên, thậm chí có những mảng rất ít tóc.
- Tóc rụng thành từng mảng: Tóc chỉ rụng ở một vị trí nhất định và cũng rất ít khi mọc lại.
- Tóc con mọc lên rất yếu và mảnh có khi xoăn tít. Đây là biểu hiện cơ thể thiếu dưỡng chất nên không thể nuôi dưỡng sợi tóc khỏe mạnh.
III. Các bệnh lý phổ biến gây rụng tóc ở nữ giới
Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý, rụng tóc còn có thể là dấu hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Hội chứng buồng trứng đa nang:
Ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang gây mất cân bằng hormone, kích thích sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh này thường gây tình trạng rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.
- Bệnh lý tuyến giáp:
Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
- Bệnh lý viêm nhiễm da đầu:
Các loại nấm tóc ký sinh gây viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn dẫn đến hói đầu.
- Bệnh tự miễn:
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập mà hình thành kháng thể đào thải. Tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn khiến tóc bị rụng nhanh và khó hồi phục.
- Ung thư da đầu:
Ung thư da đầu là một phần của bệnh ung thư da, xảy ra chủ yếu ở vùng da đầu. Bệnh ung thư da đầu có tỉ lệ tử vong cao và hiện nay, số lượng người mắc bệnh đang ngày một tăng. Có hai loại ung thư da ở vùng đầu thường gặp là ung thư da tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Tuy không phổ biến, nhưng đây lại là một trong những loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao do là các khối u ác tính bệnh dễ di căn, xâm lấn vào các mạch máu, hạch bạch huyết và vùng não bộ.
IV. Rụng tóc ở nữ giới có nguy hiểm không?
Rụng tóc ở nữ giới có nguy hiểm không phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân, nguồn cội gây bệnh.
Bên cạnh các trường hợp đe dọa đến tính mạng thì rụng tóc ở nữ giới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình và tâm lý, giảm thiểu chất lượng cuộc sống của người bệnh.
V. Điều trị rụng tóc ở nữ giới hiệu quả bằng cách nào?
Để điều trị rụng tóc ở nữ giới hiệu quả, trước hết bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào kết quả đó và tình trạng hiện tại, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
1. Chữa rụng tóc bằng cách dân gian
Chữa rụng tóc bằng cách dân gian phù hợp với các chị em bị rụng tóc do căng thẳng, hay thiếu chất…
Bạn có thể dùng tinh dầu oliu hoặc tinh dầu bưởi để xoa đều trên da đầu, gội đầu với bồ kết… Đây là cách chữa hói đơn giản nhất từ những nguyên liệu tự nhiên.
Ngoài ra, một số loại dược liệu Đông Y như hà thủ ô đỏ, cao màn kinh tử, quy thược địa hoàng hoàn, bột hoa cúc… cũng có khả năng khắc phục tình trạng rụng tóc. Tùy theo mỗi loại, bạn nên nấu thành nước uống, xoa lên da đầu hoặc dùng làm nước gội như xà phòng.
2. Điều trị rụng tóc bằng công nghệ laser
Điều trị rụng tóc bằng công nghệ laser có khả năng làm sạch dầu nhờn, gàu, tiêu viêm – những tác nhân gây viêm nhiễm da đầu làm rụng tóc. Không chỉ chữa trị da liễu thông thường, cách điều trị rụng tóc bằng laser còn giúp khơi thông, kích thích nang tóc mọc lại hiệu quả. Điều trị rụng tóc bằng công nghệ laser gồm các bước
- Soi da đầu phân tích tình trạng biểu bì và da đầu
- Tiêu diệt vi khuẩn và kích thích hoạt động của nang lông
- Tẩy tế bào chết và cân bằng lượng dầu nhờn, làm sạch da đầu
- Phun dung dịch phục hồi nhân tố da, khơi thông các nang tóc.
- Kích hoạt các tế bào nang tóc bị teo, ức chế bài tiết dầu và tổng hợp collagen cho da đầu bằng thiết bị điều trị tăng trưởng tóc laser chuyên dụng.
3. Cấy tóc tự thân
Hiện nay, phần lớn việc chữa trị nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới không quan tâm đến việc khôi phục nang tóc bị tổn hại. Trong khi đó, rụng tóc, hói đầu quá 6 tháng đồng nghĩa với việc các nang tóc đã bị hoại tử. Khi này, cấy tóc tự thân là cách duy nhất cải thiện thẩm mỹ của mái tóc.
Phương pháp sử dụng bút cấy tóc chuyên dụng đường kính siêu nhỏ lấy trực tiếp những nang tóc chắc khoẻ (thường là sau gáy) của chính bệnh nhân để cấy vào vùng thưa hói. Sau 2-4 giờ làm thủ thuật, mái tóc của bạn sẽ được khôi phục tự nhiên. Từ sau 3- 6 tháng làm thủ thuật, phần tóc mới sẽ phát triển đúng hướng, tính chất sợi tương thích, chấm dứt nỗi lo thưa tóc, hói đầu.
Trên đây là những nguyên nhân cũng như gợi ý của chúng tôi về cách trị hói đầu và rụng tóc ở nữ giới hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Tại sao tóc bị sần sùi? Bạn đã từng thấy mái tóc của mình phồng lên bởi độ sần sùi, trên cùng một sợi tóc độ dày của từng đoạn không bằng nhau và khi trượt trên tay chúng ta thấy sợi có có cảm giác sần, thậm chí còn xoăn tít và rất dễ […]
Viêm chân tóc chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc. Vì thế, để cải thiện được tình trạng này, bạn cần điều trị dứt điểm viêm chân tóc.
Muối không chỉ là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, ngoài ra nó còn có một công dụng mà không phải ai cũng biết đến đó là trị rụng tóc bằng muối vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả thiết thực.
Hiện tượng rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có việc thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Câu hỏi đặt ra là rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Dưới đây là những nhóm chất hỗ trợ giúp mái tóc bóng mượt khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc thiếu chúng, mái […]