Lông vùng kín nổi mụn có sao không?
Lông vùng kín nổi mụn không phải là tình trạng hiếm gặp. Không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh nguy hiểm. Vậy lông vùng kín nổi mụn có sao không? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác.
I. Đừng chủ quan khi lông vùng kín nổi mụn
Lông vùng kín là phần lông mọc quanh âm đạo của nữ giới và dương vật của nam giới khi đến tuổi dậy thì. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lông vùng kín nổi mụn. Có thể kể đến như:
– Yếu tố sinh lý
- Hormone sinh dục tăng bất thường, nang lông tiết nhiều bã nhờn, gây ngứa và nổi mụn ở vùng lông mu.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến cho khu vực này ngứa ngáy, khó chịu, dẫn đến mọc mụn vùng kín.
- Dị ứng với băng vệ sinh, chất tẩy rửa vùng kín hay bao cao su…
– Yếu tố bệnh lý
- Sùi mào gà: Bệnh do virus HPV gây ra, lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng sẽ bắt đầu mọc mụn quanh vùng lông mu và bộ phận sinh dục. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật gây vô sinh.
- Mụn rộp sinh dục: Triệu chứng là bộ phận sinh dục và lông vùng kín nổi mụn nước. Sau đó mụn vỡ tạo thành vết loét, lâu dần bong tróc thành vẩy để lại sẹo. Tình trạng này rất dễ tái phát, tùy vào sức đề kháng mỗi người. Để càng lâu vết loét lan càng rộng, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Nghiêm trọng hơn là gây vô sinh, ung thư và dễ lây nhiễm các bệnh xã hội.
- Viêm nang lông: Là tình trạng lông vùng kín nổi mụn, đau rát, ngứa ngáy. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bạn cần cẩn thận. Bởi khi chúng vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng, tích mủ, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
II. Điều trị lông vùng kín nổi mụn như nào?
Khi phát hiện lông vùng kín nổi mụn, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám trực tiếp. Căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Phương pháp nội khoa: Với tình trạng bệnh nhẹ, mới xâm nhập, bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi,…
- Phương pháp ngoại khoa: Với tình trạng bệnh phát triển nặng, cần can thiệp ngoại khoa. Cụ thể là áp dụng phương pháp ALA- PDT trong điều trị mọc mụn thịt ở vùng lông mu do sùi mào gà hay liệu pháp miễn dịch gene sinh học INT trong điều trị mụn rộp sinh dục…
- Ngoài ra, có thể dùng nghệ, mật ong và sữa chua tạo thành hỗn hợp giúp kháng khuẩn, kháng viêm trên da. Đồng thời, tái tạo những tế bào da hiệu quả. Từ đó có thể điều trị được những tổn thương do lông vùng kín nổi mụn gây ra.
Bên cạnh 3 cách nêu trên, để giúp người bệnh đẩy lùi và phòng tránh lông vùng kín nổi mụn tái phát trở lại, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh khu vực này sạch sẽ, thường xuyên, quan hệ tình dục an toàn, mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát và tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Chúc bạn thành công!

Câu hỏi: Em vừa mới sinh con được hơn 1 tháng. Tuy nhiên, tóc em bị rụng khá nhiều. Mỗi lần gội đầu là cả nắm tóc dưới nhà tắm. Trên giường hay sàn nhà cũng thấy tóc rụng. Liệu rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Khắc phục tình trạng này như thế […]

Bước ra từ những bộ phim tình cảm Hàn Quốc, rụng tóc và ung thư vô tình được gắn liền với nhau như hình với bóng. Vậy rụng tóc có phải bị ung thư không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về điều này nhé!

Chăm sóc tóc mùa đông như thế nào giữa thời tiết hanh khô, khiến mái tóc cũng bạn cũng sẽ bị thiếu độ ẩm, tóc khô xơ, rối, không mềm mượt và thiếu độ bóng, bồng bềnh trở nên suôn mượt, chắc khỏe hãy cùng tìm hiểu bí quyết trong bài viết dưới đây nhé!

“Cấy lông mày có tốt không? Kỹ thuật cấy nào tốt ưu nhất?”. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây.