Giải đáp thắc mắc: Hói đầu có chữa được không?


Hói đầu không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và công việc. Do đó, thắc mắc hói đầu có chữa được không? Điều trị như thế nào? luôn được hầu hết những người bị hói quan tâm. Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây hói đầu

Hói đầu là hiện tượng tóc rụng nhiều và không mọc trở lại; khiến da đầu lộ ra vùng hói trắng trơn mất thẩm mỹ. Trước đây, bệnh hói đầu thường gặp ở tuổi trung niên; nhưng hiện nay hói đầu di truyền diễn ra sớm hơn. Nhiều người trẻ bị hói đầu từ năm 20 – 30 tuổi.

Để giải đáp thắc mắc hói đầu có chữa được không; trước tiên bạn phải xác định rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng này.  

Hói đầu có chữa được không

– Do di truyền: 80% nguyên nhân dẫn đến hói đầu sớm ở nam giới là do di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị hói đầu thì khả năng con cũng thừa hưởng gen này.

– Nội tiết tố:

  • Nữ giới: Bà bầu, phụ nữ sau sinh hoặc đang trong thời kỳ tiền mãn kinh; đều phải chịu ảnh hưởng của sự thay đổi hormone gây ra rối loạn nội tiết tố. Điều này khiến tóc bị rụng nhiều; có thể dẫn đến hói đầu nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Nam giới: Hói đầu ở nam là do mất cân bằng hormone Testosterone và Dihydrotestosterone (DHT). Khi nồng độ Testosterone giảm xuống; cơ thể nam giới sẽ tăng cường sản sinh hormone hậu nội tiết tố nam DHT. Sự gia tăng bất thường của DHT sẽ làm nang tóc teo nhỏ; tế bào mầm tóc suy yếu và khiến tóc dễ gãy rụng, khó mọc lại.

– Stress kéo dài: Căng thẳng do cuộc sống và công việc khiến trung khu thần kinh bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược; làm tóc rụng nhiều, thậm chí không mọc lại, hình thành hói đầu.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc gây tác dụng phụ rụng tóc, hói đầu như thuốc điều trị bệnh lý về thần kinh, thuốc chống suy nhược, thuốc trị ung thư hoặc liệu pháp chữa ung thư bằng hóa chất.

Ngoài các nguyên nhân chính trên thì hói đầu cũng xảy ra nếu bạn chăm sóc tóc sai cách; lạm dụng hóa chất tạo kiểu, ăn uống thiếu chất hay sinh sống, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm.

II. Hói đầu có chữa được không?

Không ít người khi phát hiện bản thân bị hói đầu đã tìm đủ mọi cách để cải thiện. Tuy nhiên, số khác lại cảm thấy không vấn đề gì, vì cho rằng tóc vẫn sẽ mọc lại sau đó.

Thực tế, chỉ những trường hợp bị hói do nguyên nhân chăm sóc tóc sai cách; căng thẳng/stress, thói quen sinh hoạt,… thì tóc mới có thể mọc trở lại. Nhưng cũng không thể vì vậy mà chủ quan. Bởi nhiều người bị hói đầu tạm thời thành hói đầu vĩnh viễn do không can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách.

Riêng với hói đầu di truyền hay trường hợp nang tóc dưới da đầu đã tiêu biến; việc chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất cần thiết như đắp mặt nạ hay ủ tóc; thậm chí là sử dụng một số loại thuốc kích thích mọc tóc cũng không mang lại hiệu quả. Lúc này chỉ có cấy tóc tự thân mới có thể khôi phục mái tóc dày khỏe như thuở ban đầu.

Hói đầu có chữa được không

Đây là thủ thuật y khoa giúp phân bổ lại vị trí tóc trên da đầu bằng cách di chuyển những sợi tóc khỏe mạnh từ vùng nhiều tóc sang vùng da đầu bị mất tóc. 

Do sử dụng nang tóc tự thân nên khả năng thích ứng cao, không gây kích ứng, đào thải. Tỷ lệ thành công đạt 100%, tỷ lệ nang tóc mọc lại và phát triển tốt trên 95%; cao hơn hẳn so với các phương pháp khác.

Sau khi cấy, các nang tóc sẽ tiếp tục sinh trưởng khỏe mạnh; có khả năng duy trì vĩnh viễn; rụng đi, tái tạo lại và dài dần theo chu kỳ của các sợi tóc thông thường. Chỉ sau 6 – 9 tháng là bạn đã có thể thấy rõ sự thay đổi. Sau 1 năm, khi tóc mọc ổn định, mật độ đồng đều, dày đẹp; bạn hoàn toàn có thể tạo kiểu như mong muốn.

Hói đầu có chữa được không? Hiện nay, bệnh lý này vẫn chưa có cách chữa trị nào hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các biện pháp kìm hãm quá trình rụng; cũng như sử dụng thủ thuật thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình.

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Hói đầu có chữa được không?”. Hi vọng với những thông tin này, bạn có thể hiểu rõ được tình trạng của mình, cũng như lựa chọn được cách khắc phục hói đầu phù hợp.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 7 cách trị hói đầu hiệu quả

Cùng chuyên mục