Điều trị lông mọc ngược ở vùng kín như thế nào?
Lông mọc ngược ở vùng kín xuất hiện là điều tồi tệ mà không chị em nào muốn gặp phải. Nó tạo ra những cục u nhỏ (nốt sần) hay mụn sưng có mủ gây ra cảm giác khó chịu. Nhưng nếu biết cách trị lông mọc ngược ở vùng kín, bạn sẽ nhanh chóng tạm biệt nỗi lo này.
I. Lông mọc ngược ở vùng kín là gì?
Để biết cách trị lông mọc ngược ở vùng kín trước hết bạn cần hiểu rõ tình trạng này là gì? Thay vì mọc lên trên bề mặt da lông mọc ngược sẽ mọc lặn vào trong.
Khi một sợi lông mọc ngược, bạn có thể nhận thấy những bọng tròn nhỏ gọi là sẩn hoặc những nốt mụn sưng có mủ gọi là mụn mủ. Một số chị em cho biết vùng da xung quanh tóc mọc ngược có thể trở nên tối màu hơn. Điều này được gọi là tăng sắc tố. Họ cũng cảm thấy đau hoặc ngứa xung quanh khu vực lông mọc ngược.
Lông mọc ngược thường bị nhầm lẫn với mụn cóc, mụn nhọt và thậm chí là mụn rộp. Alyssa Dweck – bác sĩ phụ khoa tại Westchester kiêm PGS tại Trường Y khoa Sinai cho biết, nhiều bệnh nhân của cô hoảng loạn khi phát hiện những sợi lông mọc ngược phát triển dưới da vùng kín.
II. Nguyên nhân gây ra lông mu mọc ngược?
Tiến sĩ Dweck cho biết, lông mọc ngược là tình trạng rất phổ biến ở những chị em có thói quen cạo lông. Sau khi cạo hoặc tẩy lông không đúng cách sẽ khiến nhiễm trùng và khiến lông không mọc được bình thường mà mọc ngược trở lại bào bên trong nang.
Theo nghiên cứu của JAMA Dermatology khảo sát trên 3.316 phụ nữ chỉ ra rằng có đến 84% chị em cho biết họ đã sử dụng một số cách để xử lý lông vùng kín như dùng kéo, dao cạo, sáp, nhíp, laser hoặc điện phân.
Khi lông mọc ngược trở lại vào da, cơ thể phản ứng như thể đó là một vật lạ. Dẫn tới các triệu chứng như đau nhức, ngứa, đỏ hoặc viêm sưng.
III. Trị lông mọc ngược ở vùng kín như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải điều trị lông mọc ngược ở vùng kín. Sợi lông này sẽ tự điều chỉnh trở lại như bình thường sau một thời gian. Tuy nhiên, để giảm cảm giác khó chịu, tạo sự thoải mái trước khi chúng tự lành, bác sĩ Dweck khuyên là nên ngâm nước ấm giúp làm dịu da hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn sẽ hạn thấp cường độ của cơn đau.
Trong trường hợp u nang hình thành trên đỉnh của lông mọc ngược, bạn hãy thử sử dụng kem bôi để trị lông mọc ngược ở vùng kín. Mọi người cần lưu ý không nên can thiệp tới khu vực trong vùng kín vì những sợi lông mọc ngược chỉ xuất hiện trên âm hộ.
Nếu bạn nhận thấy các vết sưng đang tiếp tục phát triển kèm theo chảy máu hoặc bị viêm, sưng hạch ở háng thì đừng ngại ngần tới khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu bạn đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng và cần can thiệp bằng thuốc kháng sinh để giảm viêm.
Bác sĩ có thể kê toa một loại kem steroid điều trị tại chỗ giảm sưng và kích ứng xung quanh tóc. Hoặc kê Retinol hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là Vitamin A tăng tốc độ làm sạch các tế bào da chết. Chúng cũng có thể giúp làm sạch các mảng da sẫm màu hình thành do lông mọc ngược. Bạn sẽ cần một đơn thuốc từ bác sĩ cho retinoids vì loại thuốc này có tác dụng phụ và không dùng được cho phụ nữ mang thai. Vì nó gây nguy hiểm cho thai nhi và có thể gây dị tật bẩm sinh.
IV. Một số lưu ý khi điều trị lông mọc ngược ở vùng kín
1. Ngừng xử lý lông vùng kín cho đến khi lông mọc ngược lành lại
Đừng đụng đến vùng da có lông mọc ngược vì càng dễ gây kích ứng thêm hoặc nhiễm trùng. Khi phát hiện thấy lông mọc ngược, bạn cũng đừng cạo lông, tẩy lông bằng sáp hay nhổ lông vùng bikini. Cứ để cho lông mọc cho đến khi tình trạng thuyên giảm. Hầu hết, các trường hợp lông mọc ngược đều tự khỏi trong khoảng 1 tháng. Nếu muốn trị lông mọc ngược ở vùng kín nhanh và hiệu quả hơn hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
2. Tránh tác động đến sợi lông mọc ngược
Nhổ hoặc cậy, gãi… sợi lông mọc ngược sẽ dẫn đến nhiễm trùng vì vùng da đã bị rách, tổn thương. Nếu thấy vùng da này ngứa ngáy, khó chịu hãy bôi một lớp mỏng kem hydrocortisone không kê toa để giảm ngứa. Bạn có thể bôi kem đến 4 lần/ngày.
- Kem hydrocortisone không an toàn nếu bôi lên vùng da bị nhiễm trùng.
- Đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc để tránh dùng quá liều hay sai cách.
3. Nếu lông mọc ngược nhiễm trùng thì sao?
Nếu bị nhiễm trùng, bạn cần trị lông mọc ngược ở vùng kín đúng cách để chữa lành tổn thương. Hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa nếu thấy các triệu chứng sau:
– Mủ
– Đau nhức
– Sưng đỏ
Trường hợp nhiễm trùng nhẹ bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh bôi tại chỗ. Với trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh uống.
– Đảm bảo uống hết thuốc kháng sinh được kê toa vì tình trạng này có thể tái phát.
– Bạn không cần uống kháng sinh trừ khi thực sự bị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh không có tác dụng loại bỏ lông mọc ngược.
V. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa lông mu mọc ngược phát triển?
Có rất nhiều chỉ em thích sử dụng dao cạo để xử lý vùng lông mu vì chúng rẻ, dễ dàng sử dụng trong khi tắm. Nhưng có một vài điều bạn nên ghi nhớ:
1. Thay đổi lưỡi dao và làm sạch nó thường xuyên
Bạn không nên dùng dao quá sắc hoặc quá cùn vì đều có thể gây tổn thương, kích ứng nghiêm trọng và khiến bạn bị nhiễm trùng. Hãy hãy nhớ khử trùng bằng nước nóng và xà phòng thường xuyên để dao cạo không bị nhiễm vi khuẩn.
2. Không dùng chung dao cạo
Việc dùng chung dao cạo làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng do bạn không biết người khác có đang mắc bệnh hay không?
3. Luôn cạo theo hướng lông mọc
Việc cạo lông theo chiều thuận sẽ làm giảm khả năng gây xước da và ngăn vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết thương hở. Ngoài ra, nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, hãy sử dụng kem cạo chuyên dụng nhằm giảm ma sát trên da.
VI. Có nên cạo lông vùng kín hay không?
Như đã thấy, việc cạo lông mu không cẩn thận rất dễ dẫn tới việc tổn thương, viêm nhiễm. Khi sợi lông mọc lại sẽ cứng hơn, gây ra ngứa ngáy khó chịu và còn dễ gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông hoặc lông mọc ngược như bài viết đề cập.
Lý do là bởi mỗi khi dùng dao cạo lông vùng kín, bạn cũng đang vô tình cọ xát và gây tổn thương cho da. Dễ dàng nhận thấy rằng sau khi cạo xong, làn da thường trở nên mẫn cảm và đỏ rát. Đây chính là dấu hiệu vùng kín của bạn đang bị tổn thương.
Những người bị mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, vảy nến, eczema, suy giảm hệ thống miễn dịch, đến ngày “đèn đỏ” (đối với phụ nữ)… thì không được thực hiện cạo lông vùng kín theo bất cứ hình thức nào để tránh gây ra những thương tổn không đáng có.
Do đó, đã đến lúc bạn nên dừng việc cạo lông vùng kín nếu như không muốn gặp những biến chứng không mong muốn. Còn về vấn đề thẩm mỹ, chẳng hạn như đi biển thì có thể khắc phục bằng cách chọn quần bơi có đệm ở vùng tam giác, chứ không nhất thiết phải cạo lông vùng kín.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin về cách điều trị lông mọc ngược ở vùng kín. Chúng tôi hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thể trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về sức khỏe nói chung và về sức khỏe phụ nữ nói riêng.
Lông mu là lớp lông xuất hiện ở vùng kín khi bước vào giai đoạn dậy thì, chứng tỏ cơ thể đang phát triển và trưởng thành. Có lông xung quanh bộ phận sinh dục thực sự có lợi rất nhiều cho sức khỏe, vậy lông mu nam có tác dụng gì? những người không […]
Tỉa lông mu không chỉ giúp dễ vệ sinh vùng kín mà còn thể hiện nét quyến rũ của phái đẹp trước đối phương, giữ lửa chuyện vợ chồng. Lông vùng kín thế nào là đẹp? Tham khảo nhanh 5 kiểu tỉa lông mu đẹp nhất hiện nay ở bài viết dưới đây.
Lông vùng kín nổi mụn không phải là tình trạng hiếm gặp. Không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh nguy hiểm. Vậy lông vùng kín nổi mụn có sao không? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác.
Không chỉ mang ý nghĩa về thẩm mỹ, lông vùng kín còn giữ chức năng bảo vệ vùng tam giác mật khỏi vi khuẩn, nấm ngứa. Thế nhưng, không phải chị em nào cũng sở hữu được vùng lông mu rậm rạp. Bộ phận sinh dục nữ không có lông do đâu? Có cách nào […]