Những điều bạn nên biết về rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì

Một trong những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì là xuất hiện lông mu ở vùng kín. Tuy nhiên, có một số bạn nữ đang gặp phải tình trạng rụng lông mu không rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do giải thích cho tình trạng này và cách khắc phục rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì hiệu quả.

I. Lông vùng kín là gì?

Lông vùng kín (lông mu) là lông mọc ở gò mu phía trên âm hộ nữ giới hoặc ở gốc dương vật nam giới. Lông mu bắt đầu xuất hiện vào độ tuổi dậy thì khi bạn gái khoảng 11 – 12 tuổi, bạn nam 12 – 15 tuổi.

Ban đầu, những sợi lông mu sẽ phát triển từ những sợi lông mỏng, khá sáng màu, mềm và thẳng. Sau một thời gian, chúng sẽ mọc dày, màu đen sẫm và có độ xoăn tự nhiên. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nam và nữ.

Hầu hết, cứ đến độ tuổi dậy thì thì lông mu sẽ xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, có nhiều bạn nữ gặp phải trường hợp lông mới mọc bị rụng, thậm chí không mọc lại. Vậy nguyên nhân rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì do đâu?

II. Lý giải tại sao lại bị rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì

Thông thường, chu kỳ rụng lông mu là nửa năm một lần và mỗi ngày rụng khoảng 10 – 20 sợi. Khi lông cũ rụng xuống thì lông mới cũng sẽ mọc lên đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ, giữ ẩm, giảm ma sát và điều hòa nhiệt độ cho bộ phận sinh dục. Bởi vậy, nếu phát hiện rụng lông mu bất thường, nhiều hơn con số trên thì cần cảnh giác cao độ. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý cơ thể đang gặp phải.

1. Vấn đề về nội tiết

Tình trạng rụng lông vùng kín thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hay mãn kinh nhưng nhiều bạn nữ tuổi dậy thì cũng sớm có biểu hiện. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone androgen (hormone nam liên quan trực tiếp đến sự phát triển của lông).

2. Vùng lông mu bị nấm

Vùng kín là khu vực khá ẩm ướt nên nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ phát sinh nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có nấm. Đây là loại bệnh do vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín và tác động trực tiếp tới lớp lông mu khiến một số lông yếu và rụng đi. Nấm vùng lông mu nếu không được chứa trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm vùng kín.

3. Rối loạn trao đổi chất trong cơ thể

Lông hình thành và phát triển được nhờ việc hấp thu dinh dưỡng từ máu. Nếu cơ thể rối loạn, quá trình luân chuyển bị ảnh hưởng, lông mu không được nhận đủ chất chúng sẽ “đói” và suy yếu dần. Từ đó dẫn đến tình trạng lông vùng kín ở tuổi dậy thì.

4. Do bệnh lý

Suy giảm chức năng tuyến yên, béo phì, buồng trứng đa nang cũng liệt vào danh sách các tác nhân gây nên rụng lông ở vùng kín.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc nếu dùng trong thời gian dài cũng gây tác dụng phụ là rụng lông vùng kín. Ví dụ như thuốc trị ung thư, trị chứng loạn thần, trị bệnh khớp,…

III. Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì có sao không?

Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì số lượng ít sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ít nhiều tác động tới tâm lý của tuổi mới lớn. Mất đi phần lông này ở cơ quan sinh dục chính là mất đi lớp bảo vệ từ bên ngoài và đột ngột phải chống chọi với hàng loạt các tác nhân gây hại. Chẳng hạn như bụi bẩn, vi khuẩn, tác động vật lý do cọ xát, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Khi này, vùng kín dễ dàng bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Nếu lông mu thưa thớt, nhất là khi tình trạng rụng lông mu không rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì nó “tiết lộ” nhiều vấn đề về sức khỏe của bạn. Để tránh những biến chứng không mong muốn, khi có dấu hiệu rụng lông vùng kín bất thường, chị em cần tới ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

IV. Cách trị rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì không dùng thuốc hiệu quả bất ngờ

1. Đắp mặt nạ cho vùng kín

Nha đam là một trong những loại nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho da và sức khỏe. Đặc biệt là có tính tương thích và an toàn cho vùng âm đạo. Theo như các chuyên gia, nha đam có công dụng giúp giảm tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì. Vì thành phần có chứa hơn 200 chất dinh dưỡng gồm: Axit amin, đường, các hợp chất Phenol, enzym, Salicylic Acid, Saponin và Sterol, chất khoáng và các vitamin,… Chúng sẽ cung cấp độ ẩm, sát khuẩn, kháng viêm, kích thích lông mu phát triển.

Khi bạn dùng nha đam có thể kết hợp với mật ong thì hiệu quả sẽ càng được nâng cao.

– Bạn cần chuẩn bị nha đam đã cắt vỏ lấy phần thịt và một muỗng cà phê mật ong.

– Nha đam xay nhuyễn thành dạng gel pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 và khuấy đều.

– Trộn đều hỗn hợp mật ong và nha đam cho thành hỗn hợp có dạng đặc.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín rồi lấy hỗn hợp thoa vào vùng da bị rụng lông nhiều.

– Thực hiện massage nhẹ nhàng trong 3 phút và để trong 10 phút.

– Rửa sạch bằng nước ấm, dùng khăn sạch thấm khô.

– Thực hiện 3 lần/tuần trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại mặt nạ “công nghiệp” dành riêng cho vùng kín. Chú ý là lựa những loại có thành phần tự nhiên như than hoạt tính, hoa cúc, cam thảo trắng. Và nhớ test thử trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng để tránh hiện tượng dị ứng, nổi mẩn.

2. Ăn uống khoa học, thể dục đều đặn

Nang lông được nuôi dưỡng từ các mạch máu nên việc bổ sung dưỡng chất thường xuyên cũng giúp lông mu mọc nhanh hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng. Hãy nạp vào cơ thể các loại thực phẩm như trứng, cá hồi, ớt chuông, khoai lang, hàu biển, hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng…

Ngoài ra, việc ăn nhiều đường đôi khi cũng giúp tăng kháng insulin, kích thích lông mu mọc nhanh và rậm hơn. Cách này không nên áp dụng lâu dài bởi sẽ khiến lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh ăn uống, bạn cũng nên kết hợp rèn luyện thể chất. Cách này giúp cơ thể sản sinh thêm testosterone kích thích mọc và hạn chế tình trạng lông mu bị rụng. Hãy tập luyện các môn thể thao với cường độ phù hợp như bơi lội, gym, đạp xe, aerobic,…

3. Dùng tinh dầu tự nhiên

Các loại dầu dừa, dầu oliu không chỉ tốt cho làn da mà còn có công dụng dưỡng ẩm, kích thích nang lông rất tốt.

– Dầu dừa chứa vitamin E, axit lauric, axit béo bão hòa cần thiết cho nang lông, giúp tăng cường protein. Từ đó hạn chế rụng lông, kích thích lông mu mọc rậm và chắc khỏe.

– Dầu oliu có hàm lượng chất béo cao, chứa nhiều dưỡng chất như Omega 3 với công dụng dưỡng ẩm tuyệt vời.

Hãy dùng một lượng mỏng dầu thoa đều xung quanh vùng lông mu thưa hay đang bị rụng. Nên kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất được hấp thụ, tăng cường lưu thông máu. Sau khoảng 2-3 tháng sử dụng, bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi.

4. Cấy lông vùng kín

Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, tình trạng rụng lông mu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cân nhắc điều trị bằng công nghệ cao. Hiện nay, giải pháp tối ưu nhất giúp khắc phục tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì chính là cấy lông mu tự thân. Phương pháp này phù hợp với trường hợp rụng lông do di truyền, bệnh lý, nang lông bị mất, rụng lông lâu ngày nhưng không thấy mọc lại.

Bác sĩ sẽ dùng chính tóc trên cơ thể khách hàng cấy vào vùng kín thưa mỏng. Do đó, độ tương tích rất cao, không có hiện tượng đào thải, biến chứng, dị ứng, tỷ lệ lông mọc bình thường trên 95%. Quá trình thực hiện chỉ diễn ra trong khoảng 3-4 tiếng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc chuyên dụng và gây tê tại chỗ. Nhờ vậy mang lại sự thoải mái nhất cho khách hàng.

Sau khi cấy, lông mu giữ được các đặc tính sinh học, sinh trưởng tốt, mọc đúng hướng, có độ cong và xoăn tự nhiên do tác động của quần lót. Bạn cần cắt tỉa định kỳ để lông mu cấy ghép và lông mu tự nhiên hòa hợp với nhau, khiến cho vùng kín nữ giới trông gợi cảm hơn, quyến rũ hơn

Tại Phòng khám Cấy ghép tóc Quốc tế, kỹ thuật cấy lông mu tự thân công nghệ cao đã được áp dụng thành công đối với nhiều khách hàng, giúp chị em giảm bớt lo lắng và lấy lại tự tin trong cuộc sống. Đây là cơ sở uy tín, chất lượng, đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Tham khảo: Hình ảnh khách hàng cấy lông vùng kín

Để được tư vấn thêm về kỹ thuật cấy lông mu tự thân hiện đại, bạn có thể tới trực tiếp tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hoặc gọi theo số Hotline 024 3219 1111. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về cơ thể và tìm được biện pháp khắc phục hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Cùng chuyên mục
    Đàn ông không có lông mu
    Đàn ông không có lông mu và xem tướng lông mu ở nam giới

    Hệ lông trên cơ thể hoàn thiện khi con người ở độ tuổi trưởng thành, trong đó bao gồm cả lông vùng kín. Tuy nhiên, có những người đàn ông không có lông mu mặc dù đã quá tuổi trưởng thành. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến tính cách và vận mệnh sau […]

    Có nên cạo lông vùng kín nam
    Có nên cạo lông vùng kín nam hay không?

    Có nên cạo lông vùng kín nam hay không? Đây là vấn đề băn khoăn của nhiều đấng mày râu. Vậy chăm sóc vùng kín thế nào là đúng cách hay tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây. Mỗi một bộ phận trên cơ thể con người đều có những vai trò nhất […]

    Cách trị rụng lông vùng kín
    Cách trị rụng lông vùng kín hiệu quả bất ngờ

    Cách trị rụng lông vùng kín với các phương pháp dưới đây sẽ giúp cho các chị em nào đang rơi vào tình trạng lông mu bị rụng với số lượng nhiều mỗi ngày khiến vùng nhạy cảm trở nên trơ trụi, kém hấp dẫn đặc biệt còn không bảo vệ được “cô bé” của […]

    Hướng dẫn chị em cách làm lông mu mọc nhiều hơn

    Lông mu (lông vùng kín) thường phát triển khi chúng ta bước vào độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có không ít người đến giai đoạn này gặp phải tình trạng vô mao do di truyền hoặc do các vấn đề viêm nhiễm khiến lông gãy rụng, trơn nhẵn. Vậy cách làm lông mu mọc […]