Chân tóc có nhân mụn là bị làm sao? Có cách nào trị hiệu quả không?
Chân tóc có nhân mụn là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Điển hình như trường hợp anh Nguyễn Thành Nam (28 tuổi, Hà Nội): “Mấy tháng nay, vùng da đầu của tôi lúc nào cũng ngứa và rụng tóc nhiều. Khi sờ lên da đầu thấy có nhiều cục nhỏ nhỏ. Nhờ người khác xem cho và chụp lại thì thấy chân tóc nổi rất nhiều nhân mụn. Tôi nghĩ là do nấm nên mua dầu gội đặc trị nhưng không thuyên giảm. Vậy thưa bác sĩ, đây là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?”
I. Chân tóc có nhân mụn có phải bị viêm chân tóc không?
Cảm ơn anh Thành Nam đã gửi câu hỏi cho chuyên mục Tư vấn của phòng khám chúng tôi. Theo những thông tin sơ bộ mà anh mô tả: Da đầu ngứa, có những mẩn đỏ có mủ ở chân tóc thì có lẽ anh đang mắc phải bệnh viêm chân tóc. Tên bệnh học gọi là bệnh viêm nang lông nông (folliculitis superficielles staphylococcique) hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng nang lông (infectious folliculitis).
Đặc điểm lâm sàng của bệnh như sau:
– Có mụn mủ khu trú chân tóc. Nếu mụn ở ngoài chân tóc thì lại là biểu hiện của chứng bệnh khác.
– Thời gian đầu, vùng da quanh nang tóc viêm đỏ, hơi gờ cao gọi là sẩn. Bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đôi khi đau. Sau đó, bắt đầu xuất hiện mụn mủ nhỏ, màu vàng trắng, xung quanh mụn có quầng viêm.
– Khi mụn mủ vỡ sẽ tạo thành vết trợt nông, tiết dịch ướt, mùi tanh. Khi khô sẽ đóng vảy vàng giống như bị chốc đầu
– Mụn mủ có thể rải rác khắp da đầu hoặc tập trung ở một số khu vực nhất định .
Nếu đúng là anh Nam có những biểu hiện trên thì cần tới viện da liễu hay các cơ sở chuyên khoa tóc uy tín thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, không chỉ có hiện tượng chân tóc có nhân mụn mà còn kèm theo vảy ngứa, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống. Nếu trở nặng, có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể. Điển hình như râu, lông mày, lông nách, tiến triển ngày càng dai dẳng và dễ tái phát sau điều trị.
Nếu bệnh thành mãn tính thì có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, nguy hiểm hơn là giảm sút trí nhớ.
II. Tại sao chân tóc có nhân mụn?
Nguyên nhân chủ yếu khiến chân tóc có nhân mụn là do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus gây ra. Bên cạnh đó còn một số tác nhân khác như vi khuẩn gram âm, nấm Trichophyton spp. Các yếu tố thuận lợi gây viêm chân tóc gồm có:
– Khí hậu nóng, độ ẩm cao
– Môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, hay bịt kín da đầu khiến tiết mồ hôi nhiều
– Dùng chung mũ bảo hiểm
– Dùng dầu gội chứa hóa chất bào mòn lớp ceramide trên da đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
– Gãi đầu mạnh làm tổn thương da đầu, vi khuẩn sẽ lây lan và khiến bệnh nặng hơn.
– Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch (như chế phẩm corticoides), kháng sinh trong thời gian dài. Hoặc mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị chân tóc có nhân mụn.
III. Cách trị chân tóc có nhân mụn hiệu quả
Để tình trạng chân tóc có nhân mụn của anh Nam có thể nhanh khỏi và tránh lây lan sang các vùng khác trên cơ thể, anh hãy kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc da đầu thật cẩn thận.
1. Dùng thuốc Tây Y trong điều trị chân tóc có nhân mụn
Tùy tình trạng nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm kết hợp với thuốc chống dị ứng.
Nếu nguyên nhân do tụ cầu: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh Cephalosporin, β-lactamin, Amoxicillin với liều lượng từng loại phù hợp.
Chân tóc có nhân mụn do nấm: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm để thoa trực tiếp lên da. Có thể kê thêm thuốc uống để triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng bệnh này như: Kháng sinh Histamin, cồn Niode hỗ trợ giảm ngứa và kích ứng tại chỗ. Trong quá trình điều trị, anh Nam cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ da liễu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
2. Dùng Đông Y, thuốc Nam
Ưu điểm của phương pháp Đông Y hoặc thuốc Nam là thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính. Nếu anh Nam có cơ địa nóng và không hợp với thuốc kháng sinh thì chữa chân tóc có mụn bằng Đông Y là một giải pháp thay thế phù hợp.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, được nhiều người review tốt về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sơ chế hợp vệ sinh và có hiệu quả trị bệnh rõ rệt. Đơn thuốc cũng cần được kê bởi bác sĩ Đông y có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để đảm bảo an toàn.
3. Chăm sóc da đầu đúng cách
Để tình trạng chân tóc có mụn nhanh khỏi thì bên cạnh uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì anh Nam cần chăm sóc da đầu đúng cách. Việc làm này vô cùng quan trọng bởi một số thói quen sai lầm chính cũng là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng tiến triển nhanh hơn. Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ để chăm sóc vùng chân tóc có nhân mụn.
Hãy sử dụng các sản phẩm gội đầu dược phẩm lành tính bán tại nhà thuốc uy tín để đảm bảo an toàn. Tránh những sản phẩm chứa hóa chất, chất tẩy rửa mạnh trong giai đoạn bị bệnh. Có thể mua bồ kết để nấu nước gội đầu. Tuy mất công một chút nhưng đây là một cacash rất tốt cho người bị viêm nhiễm, ngứa ngáy da đầu.
Gội đầu với tần suất hợp lý 2 – 3 lần/tuần. Khi gội không cào hoặc gãi ngứa mạnh khu vực da đầu để tránh trầy xước.
Không nặn mụn hoặc bóc vảy tại khu vực đang viêm ngứa. Hạn chế tối đa chạm vào khu vực da đầu bị bệnh để ngăn lây nhiễm vi khuẩn sang những vùng khác trên cơ thể.
IV. Cách phòng tránh chân tóc có nhân mụn
Để tình trạng chân tóc có nhân mụn không phát triển ở khu vực da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu và để lại các biến chứng nặng, hãy ghi nhớ những lưu ý sau đây:
– Vệ sinh cơ thể và da đầu sạch sẽ nhất là những ai có cơ địa tiết nhiều dầu, tóc bết
– Khi gội đầu, hãy lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên. Tránh dùng những loại có tính tẩy rửa mạnh. Thao tác gội đầu cũng cần nhẹ nhàng để không bào mòn và làm tổn hại đến lớp da đầu
– Hạn chế tối đa việc dùng hóa chất tạo kiểu, đặc biệt là với những ai da đầu nhạy cảm. Nếu có ý định nhuộm, uốn, ép, làm xoăn,… hãy dặn thợ làm tóc không thoa thuốc sát da đầu.
– Sau khi gội đầu, hãy thấm khô bằng khăn mềm. Vào buổi tối, hãy đảm bảo tóc khô trước khi đi ngủ.
– Loại bỏ những thói quen xấu như gãi đầu bởi nó khiến cho vùng chân tóc mỏng manh bị tổn thương và có thể lây nhiễm vi khuẩn từ móng tay, tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nang lông da đầu.
Tóm lại: Nếu tình trạng chân tóc có nhân mụn nhẹ anh Nam có thể hỏi ý kiến bác sĩ và điều trị tại nhà bằng thuốc Tây Y hoặc thuốc Nam. Còn nếu đã chuyển biến nặng, rụng tóc nhiều thì tốt nhất nên đến phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân bệnh và trị liệu bằng công nghệ cao. Với máy móc hiện đại bậc nhất Việt Nam không chỉ loại bỏ dứt điểm chân tóc có nhân mụn mà còn khắc chế cả những hệ lụy do bệnh để lại như sẹo thâm hay rụng tóc.
Hy vọng với những thông tin về bệnh viêm nang lông da đầu sẽ giúp bạn đọc nhận biết và điều trị hiệu quả. Chúc bạn thành công! Nếu có thắc mắc bạn hãy gọi ngay 024 3219 1111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất!
Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng thường gặp ở lứa tuổi 13 – 17. Đây là giai đoạn mà mái tóc dễ bị tổn thương, gãy rụng và mang lại nhiều bận tâm cho các bạn trẻ. Vậy rụng tóc ở tuổi dậy phải làm sao, đâu là nguyên nhân gây rụng […]
Hầu hết người Việt Nam đều có chất tóc rễ tre và thường khó khăn trong việc tạo kiểu. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách cải thiện mái tóc rễ tre trở nên mềm mượt hơn trong thời gian ngắn nhất. Cùng đón xem trong bài viết dưới đây nhé! […]
Chân tóc có hạt trắng, có nhiều vảy ngứa là biểu hiện thường gặp ở không ít người. Hầu hết khiến những ai mắc phải đều không biết rõ nguyên nhân do đâu. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau nhé! Anh Lê Anh Tuấn (32 tuổi – […]
Câu hỏi: Em năm nay 30 tuổi. 3 tháng gần đây em thấy tóc ở vùng trán rụng nhiều hơn bình thường. Mỗi lần bỏ mũ bảo hiểm sẽ thấy tóc vương lại trong mũ. Gội đầu hoặc vuốt tóc đều thấy tóc rụng. Em rất sợ bị hói trán. Liệu có cách làm tóc […]