Rụng tóc vành khăn ở trẻ có đáng lo ngại?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ nguyên nhân do đầu và tình trạng này có đáng lo ngại, để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ vấn đề này.
I. Rụng tóc vành khăn là như thế nào?
Tóc rụng hình vành khăn là hiện tượng trẻ bị rụng tóc nhiều sau gáy tạo thành hình vành khăn ở xung quanh đầu.
Theo các nhà khoa cho biết, hiện tượng trẻ bị rụng tóc vành khăn rất có thể báo hiệu trẻ đang mắc bệnh còi xương.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên quá hoang mang khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn. Thay vào đó, hãy chú ý quan sát những biểu hiện kèm theo của trẻ như: Lười ăn, quấy khóc không rõ nguyên nhân, chậm mọc răng… và tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia nhi khoa nhiều kinh nghiệm. Từ đó mới có kết luận chính xác và có hướng điều trị sớm cho trẻ.
II. Trẻ bị rụng tóc vành khăn – Nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
1. Nằm lâu với một tư thế
Trẻ sơ sinh phần lớn thời gian dành cho việc nằm ngửa, vùng tóc phía sau gáy sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài khiến cho tóc khó mọc hơn các phần còn lại. Việc này sẽ khiến các sợi tóc mảnh mai, dễ rụng.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Việc trẻ sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.
3. Do thiếu vitamin D
Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn là do thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn. Độ tuổi thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
III. Điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ
1. Bổ sung vitamin cho trẻ
Có thể nói, tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là một dấu hiệu không đáng lo ngại, phát hiện sớm phụ huynh nên bổ sung vitamin, dưỡng chất, các loại muối khoáng cần thiết như: kẽm, sắt, vitamin C, canxi… cho trẻ kịp thời tóc sẽ mọc dày trở lại và giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.
2. Cho bé nằm đúng tư thế
Không nên để trẻ nằm với 1 tư thế quá lâu, hạn chế sự co sát phần tóc gáy với phần gối. Thay đổi các tư thế nằm của bé như: nằm ngửa, nằm nghiêng.
3. Lưu ý trong việc chọn dầu gội cho trẻ
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn phụ huynh nên đảm bảo dầu gội dành cho bé tuyệt đối an toàn, không gây kích ứng da đầu. Không nên sử dụng những loại dầu gội có độ tẩy mạnh.
4. Chú ý đến chế độ ăn của trẻ
Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ. Đối với những bé đang trong độ tuổi ăn dặm thì khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần phải ưu tiên thực phẩm giàu chất sắt, kẽm và canxi.
Ngoài ra, trong thời gian theo dõi tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ kéo dài không được cải thiện, phụ huynh nên đưa trẻ khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn.

Với 3 kiểu tóc cho người hói chữ M dưới đây, chúng ta có thể khéo léo che đi phần trán hói của mình mà không ai phát hiện ra.

Rụng tóc là nỗi ám ảnh của nhiều người khi làm ảnh hưởng trực tiếp tới ngoại hình và sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Chưa cần đến các loại thuốc, chỉ với loại quả quen thuộc là kế chua cũng có thể giúp bạn giải quyết […]

Tại sao phụ nữ không thích đàn ông hói đầu? Sẽ có nhiều câu trả lời khiến các chàng ngỡ ngàng nhưng rất chân thực. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Có lẽ, nam giới ít chú ý và chăm sóc mái tóc như phụ nữ. Thế nhưng, các […]

Trị rụng tóc bằng gừng là một mẹo nhỏ, nhưng hiệu quả bất ngờ không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn những tác dụng của gừng với mái tóc. Và một số cách trị rụng tóc bằng gừng được nhiều người áp dụng nhé!