Rụng tóc phần trán nguyên nhân do đâu và cách trị rụng tóc vùng trán

Rụng tóc phần trán là tình trạng khá phổ biến có thể bắt gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại khá chủ quan không đi khám và chữa trị kịp thời. Đến lúc hói trán mới cuống cuồng tìm cách chữa.

Rụng tóc phần trán là hiện tượng tóc rụng ở phần phía trước và 2 bên thái dương. Tóc bắt đầu rụng từ vùng trán và sau đó rụng dần về phía đỉnh đầu. Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với hói đầu lúc nào chẳng hay.

rụng tóc phần trán

I. Đừng chủ quan với rụng tóc phần trán

Anh H.Đ (45 tuổi- Hà Nội) bị rụng tóc phần trán. Do chủ quan anh không đi khám nên tóc cứ rụng hai bên thái dương. Dần dần, tóc hói thành đường chữ M. Anh đi khám nhiều nơi nhưng không kích thích được tóc mọc trở lại.

Từ sau khi sinh bé thứ 2, chị L.P.A (28 tuổi- Hải Phòng) bị rụng tóc nhiều hơn. Tóc rụng ở trước trán rồi lan lên đỉnh đầu. Thế nhưng, vùng nặng nhất vẫn là trước trán, đến nỗi đường chân tóc đẩy dần lên để lộ vầng trán khá cao. Mỗi lần soi gương chị như thấy mình già đi cả 4-5 tuổi nên rất tự ti.

Khá nhiều người chủ quan khi gặp tình trạng rụng tóc vùng trán và chủ quan trước vấn đề này gây hậu quả xấu cho thẩm mỹ.

II. Nguyên nhân gây rụng tóc phần trán

  • Do di truyền: Nguyên nhân này đa số thường gặp ở nam giới. Nếu trong gia đình bạn có người bị rụng tóc, hói đầu thì rất có thể con, cháu cũng gặp phải tình trạng này.
  • Lạm dụng các dịch vụ tạo kiểu, làm đẹp tóc: Thuốc uốn, nhuộm, ép … thường sử dụng hóa chất. Hơn nữa, tác động nhiệt lớn để tạo kiểu khiến tóc của bạn dễ gãy rụng.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc đang ở giai đoạn tiền mãn kinh. Suy giảm hormone khiến tóc của chị em yếu dần, rụng và thưa. Rụng tóc phần trán là phổ biến nhất.
  • Một số nguyên nhân khác như: sử dụng thuốc điều trị, môi trường ô nhiễm, bệnh lý da đầu, stress….

rụng tóc phần trán

III. Điều trị rụng tóc phần trán như thế nào?

Anh Đ hay chị P.A là hai trong số rất nhiều trường hợp bị rụng tóc phần trán. Tuy nhiên, do chủ quan nên không đi thăm khám sớm nên tình trạng càng nặng hơn, thậm chí hói chữ M. Vậy điều trị rụng tóc ở trán bằng cách nào?

1. Sử dụng liệu pháp tự nhiên

Bạn có thể cải thiện tình trạng rụng tóc bằng các nguyên liệu tự nhiên như:

  • Dầu oliu hoặc dầu dừa: Làm ấm dầu ô liu hoặc dầu dừa bằng cách đặt chai dầu vào cốc nước nóng. Sau đó, bạn thoa lên vùng da đầu bị rụng tóc, massage nhẹ nhàng khoảng 15- 20 phút. Xả lại bằng dầu gội đầu. Kiên trì áp dụng khoảng 2-3 lần/tuần.
  • Trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào nồi đun cùng với nước. Để trà nguội rồi thoa lên vùng thái dương và vùng trán để kích thích mọc tóc. Chờ khoảng 30 phút rồi xả lại bằng nước sạch.

2. Thuốc mọc tóc

Thuốc mọc tóc là lựa chọn của nhiều người vì sự tiện lợi. Bạn có thể sử dụng theo dạng uống hoặc gel bôi. Cơ chế của thuốc mọc tóc là giảm rụng, kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.

Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi mua thuốc vì rất dễ bị mua phải hàng nhái, kém chất lượng. Hơn nữa, bạn cần phải uống hoặc bôi theo đúng liệu trình, kiên trì, không được bỏ ngang giữa chừng.

3. Cấy tóc tự thân trị tận gốc rụng tóc phần trán

rụng tóc phần trán

Cấy tóc tự thân là phương pháp được đánh giá là khắc phục tình trạng rụng tóc phần trán một cách hiệu quả.

Bác sĩ sẽ dùng chính những nang tóc còn khỏe của bạn để cấy vào vùng trán thiếu tóc nhằm khôi phục lại mái tóc. Công nghệ cấy tóc tự thân FUE và HAT sẽ nhẹ nhàng lấy các nang tóc ở phía sau đầu để cấy ghép, đảm bảo khách hàng không bị đau, không bị chảy máu. Tóc sau khi cấy mọc đều, đẹp tự nhiên và không bị rụng lại.

Đặc biệt, phương pháp này không chỉ khắc phục rụng tóc phần trán mà còn trị hói lâu năm, da đầu có sẹo không mọc được tóc, điều chỉnh đường chân tóc, cấy tóc đường chữ M. Chắc chắn sẽ mang đến diện mạo mới hoàn hảo cho bạn.

Để được tư vấn thêm về tình trạng rụng tóc phần trán cũng như phương pháp cấy tóc tự thân, bạn hãy trực tiếp đến Phòng khám Cấy tóc Quốc tế. Địa chỉ: Tầng 2, số 38 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội, để lại số điện thoại, liên hệ qua khung chat trực tuyến hoặc qua hotline: 024.3219.1111 để được các bác sĩ của Phòng khám tư vấn miễn phí.

IV. Phòng rụng tóc vùng trán bằng cách nào?

Thực ra, bạn có thể ngăn chặn tình trạng rụng tóc phần trán nếu lưu ý một số vấn đề sau:

  • Gội đầu bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, organic
  • Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc như: uốn, ép, duỗi, sấy… ở nhiệt độ cao
  • Không gãi mạnh lên da đầu, chải tóc khi còn ướt
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tóc như: Biotin, Vitamin A, E, C, kẽm, sắt…
  • Đi khám ngay nếu có triệu chứng: Tóc rụng liên tục trên 100 sợi/ngày, tóc vương khắp nhà, tóc thưa, mỏng.

Rụng tóc phần trán tưởng chừng như không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của mỗi người nhưng khi tình trạng rụng tóc vùng trán trở nên nặng hơn thì lại ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Đừng chủ quan với vấn đề rụng tóc nhé!
Cùng chuyên mục
    Hói 2 bên trán – Cách để điều trị dứt điểm
    Hói 2 bên trán – Cách điều trị dứt điểm bạn cần biết

    Hói 2 bên trán là tình trạng khá phổ biến ở cả nam và nữ. Không chỉ khiến cho bạn trông già hơn so với tuổi thật mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tâm lý. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm nguy cơ bị hói vĩnh viễn […]

    Rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết
    Giải đáp: Rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết?

    Câu hỏi: Em vừa mới sinh con được hơn 1 tháng. Tuy nhiên, tóc em bị rụng khá nhiều. Mỗi lần gội đầu là cả nắm tóc dưới nhà tắm. Trên giường hay sàn nhà cũng thấy tóc rụng. Liệu rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Khắc phục tình trạng này như thế […]

    Rụng tóc 2 bên thái dương - Nguyên nhân và cách khắc phục
    Rụng tóc 2 bên thái dương: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Rụng tóc 2 bên thái dương là tình trạng rất phổ biến hiện nay, tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta già đi thêm vài tuổi, làm mất tự tin mỗi khi giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần biết được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu […]

    Rụng tóc khi mang thai
    Đi tìm nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rụng tóc khi mang thai

    Quá trình mang bầu khiến cơ thể chị em thay đổi nhiều và trở nên xấu xí hơn. Trong đó, rụng tóc khi mang thai là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Hãy cùng đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách khắc phục tốt nhất nhé!