Rụng lông vùng kín khi mang thai nguyên nhân do đâu?


Rụng lông vùng kín khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây rụng lông vùng kín không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

I. Rụng lông vùng kín khi mang thai

Hỏi: Xin chào bác sĩ, hiện tại tôi đang mang thai ở tháng thứ 5. Thời gian gần đây, tôi thấy lông vùng kín rụng nhiều, âm đạo cũng ra nhiều khí hư hơn, nhưng không ngứa. Bác sĩ cho tôi hỏi, rụng lông vùng kín khi mang thai có phải do tôi đang thiếu chất gì không? Có cách nào giúp khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

(Nguyễn Thị T, 30 tuổi, Quận Hà Đông)

Bạn thân mến,

Mang thai là một niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đem lại khá nhiều phiền toái cho mẹ bầu.

Rụng lông vùng kín khi mang thai

Để được làm mẹ, phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi của cơ thể khi mang thai và sinh nở. Ngoài sự thay đổi về ngoại hình, thì việc rụng lông vùng kín khi mang cũng khiến chị em không khỏi lo lắng. Ngay sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

II. Nguyên nhân gây rụng lông vùng kín

Lông ở cơ quan sinh dục (lông mu) có tác dụng che chắn và bảo vệ cơ quan sinh dục. Nếu mỗi ngày chỉ rụng 2- 3 sợi lông thì không có gì đáng lo lắng. Nhưng nếu nó rụng nhiều, rụng thành mảng lại kèm theo ngứa ngáy, vùng kín nổi mẩn, nổi nốt thì rất có thể vùng mu bị viêm nhiễm: viêm da, viêm  lỗ chân lông, viêm nang lông,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nấm hay vi khuẩn.

Rụng lông vùng kín khi mang thai

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường có sự thay đổi nội tiết tố. Hormone progesterone và estrogen tăng, khiến chị em phải đối diện với tình trạng lông mày, lông vùng kín, tóc trở nên khô, dễ gãy rụng.

Thời gian mang bầu, cơ thể mệt mỏi, ốm nghén, mất ngủ,…. Cũng là những yếu tố gây rụng lông vùng kín khi mang thai.

Ngoài ra, trong giai đoạn nuôi thai, cơ thể thai phụ sẽ thiếu hụt một lượng lớn các loại chất vitamin, B12, sắt, kẽm, biotin,….khiến lông vùng kín dễ rụng hơn.

Với tình trạng rụng lông vùng kín, khí hư ra nhiều khi mang thai nhưng không ngứa. Bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

III. Phải làm gì khi bị rụng lông vùng kín khi mang thai?

Rụng lông vùng kín khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Do đó, chị em không cần phải quá lo lắng. Nếu bạn tỏ ra quá căng thẳng, sẽ càng khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Đa số, tình trạng rụng lông vùng kín sẽ được cải thiện sau 4-5 tháng sau sinh.

Trong giai đoạn mang thai, chị em cần chú ý một số vấn đề sau:

– Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên.

Rụng lông vùng kín khi mang thai

Chỉ rửa bên ngoài vùng kín, tuyệt đối không được tự ý thụt rửa sâu bên trong. Vì rất dễ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, protein, Biotin,… có ở rau xanh, trái cây, các loại thịt, cá,…

Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, duy trì luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.

Trường hợp bạn thấy vùng kín rụng lông khi mang thai, kèm theo nổi mẩn đỏ, khí hư ra nhiều, có sự thay đổi về màu sắc, mùi hôi,… Hãy chủ động đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Bởi giai đoạn mang thai vô cùng nhạy cảm, nếu tự ý dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc “Nguyên nhân rụng lông vùng kín khi mang thai ?”. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn những thông tin bổ ích.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công!

Cùng chuyên mục
    Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì
    Giải đáp: Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì?

    Hiện tượng rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có việc thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Câu hỏi đặt ra là rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Dưới đây là những nhóm chất hỗ trợ giúp mái tóc bóng mượt khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc thiếu chúng, mái […]

    Sẹo trên đầu có mọc được tóc không
    [Làm rõ thắc mắc] Sẹo trên đầu có mọc được tóc không?

    Khác với các vùng da bị tổn thương có thể che lấp bằng phụ kiện, sẹo da đầu chỉ có thể trông chờ vào khả năng giấu đi khuyết điểm của mái tóc. Thế nhưng, sẹo trên đầu có mọc tóc được không? Nếu có chung thắc mắc này, hãy cùng bài viết dưới đây […]

    Lông mu rậm và cứng
    Cách khắc phục tình trạng lông mu rậm và cứng hiệu quả

    Lông mu rậm và cứng là hiện tượng tự nhiên xuất hiện khi nam và nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì giúp phản ánh sức khỏe con người qua màu sắc, độ dày mỏng. Hiện nay có rất nhiều người rơi vào tình trạng này đang băn khoăn không biết khắc phục ra […]

    Nguyên nhân và cách chữa hói đầu di truyền
    Hói đầu là gì? Nguyên nhân và cách chữa hói đầu di truyền hiệu quả nhất

    Nhắc đến hói đầu, hình ảnh thường xuất hiện trong tiềm thức chúng ta là những mảng da đầu trống trơn, nhẵn bóng không có tóc. Đây chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi nó ảnh hưởng trực diện tới thẩm mỹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng. […]