Dùng thuốc mọc lông mày thế nào để không gây hại tới sức khỏe?
Thuốc mọc lông mày là một trong những sản phẩm dược liệu được nhiều người sử dụng. Tuy vậy, nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể để lại những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Vậy dùng thuốc mọc lông mày thế nào để không gây hại tới sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tiện lợi, hiệu quả nhanh khiến thuốc mọc lông mày hiện nay được sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, có thể bạn chưa biết, các sản phẩm này khi sử dụng thường xuyên đều có thể để lại những tác dụng phụ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
I. Thuốc mọc lông mày là gì?
Thuốc mọc lông mày là sản phẩm có khả năng điều chỉnh nồng độ testosterone trong cơ thể, kích thích mọc lông, tóc từ bên trong.
Thành phần chính của thuốc mọc lông mày là minoxidil – hoạt chất được khoa học chứng minh và FDA phê duyệt có khả năng điều trị hói đầu và rụng tóc ở nữ giới. Bên cạnh đó, tùy vào từng sản phẩm cụ thể sẽ có các dưỡng chất như protein, vitamin B, C, axit amin, sắt, kẽm…
II. Công dụng của thuốc mọc lông mày
Lông mày là một dải lông mảnh rậm nằm ở trên mắt. Trung bình một người có khoảng 250 đến 1100 sợi lông trong chân mày, được quyết định bởi số lượng nang lông bẩm sinh. Tuổi thọ trung bình của một sợi lông mày là 4 tháng. Sau đó, lông mày có dấu hiệu lão hóa, gây rụng và được thay thế tự nhiên.
Thuốc mọc lông mày là sản phẩm hỗ trợ và kích thích mọc với cơ chế bổ sung một số dưỡng chất giúp:
– Hỗ trợ sự sinh trưởng của nang lông
– Kích thích sợi lông mọc nhanh, dày, đều và tự nhiên
– Cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng lông khỏe mạnh từ sâu bên trong.
– Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng lông mày gãy rụng.
III. Thuốc mọc lông mày có hiệu quả không?
Theo chuyên gia da liễu, tất cả của các sản phẩm này đều không có bằng chứng khoa học chứng minh. Hầu hết các sản phẩm này đều tập trung kích thích làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng các nang lông, cung cấp một số dưỡng chất nên sẽ đạt hiệu quả tại chỗ khi sử dụng. Tuy nhiên, khi ngừng bôi, vùng lông phát triển trước đó sẽ rụng hết và trở lại trạng thái ban đầu.
Tuy vậy, với những dưỡng chất chuyên biệt, dùng thuốc mọc lông mày sẽ đạt hiệu quả tốt hơn cách dân gian với những nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, nha đam… Dưới đây là đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc mọc lông mày:
1. Mức độ hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa
Có rất nhiều trường hợp người dùng thuốc mọc lông mày thấy được phần lông mày nhú lên chỉ sau từ 3-4 tuần sử dụng. Thế nhưng, cũng có không ít người dù dùng nhiều tháng nhưng không có chuyển biến.
Thực tế, sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào sự thích ứng trên cơ địa của từng người. Tỉ lệ này chỉ chiếm khoảng 30% số người dùng thuốc mọc lông mày theo khảo sát thực tế.
2. Hiệu quả không lâu bền
Hoạt chất minoxidil trong thuốc mọc lông mày ép các nang lông chín nhanh, tăng độ dài cho phần lông mày. Tuy vậy, ngay khi ngừng bôi, lông mày phát triển trước đó sẽ bắt đầu bị rụng và dần trở lại với trạng tái thưa thớt ban đầu.
Trong khi đó, thuốc mọc lông mày được khuyến cáo không được sử dụng trong thời gian dài bởi chứa nhiều tác dụng phụ như nổi ban đỏ, ngứa ngáy, bong da, rối loạn nhịp tim, ứ nước, tụt huyết áp và giảm thị lực….
3. Không giúp làm tăng số lượng lông mày
Thuốc mọc lông mày không giúp phát sinh thêm sợi lông, tóc mới làm cho nhiều, cho dày như mong muốn được. Số lượng lông mày thưa hay rậm tùy thuộc vào nang lông được hệ gen quy định ở mỗi người. Các trường hợp mong muốn tăng số lượng lông mày thì bạn có thể thực hiện thủ thuật cấy lông mày tự thân.
4. Vô dụng trên vùng da sẹo
Lông mày cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi đặt trong môi trường có máu lưu thông. Trong khi đó, mô sẹo hoàn toàn khác với mô da bình thường. Chúng dày, cứng với lớp sơ ít đàn hồi nên chỉ có một số hoặc thậm chí không có sự lưu thông của mạch máu.
Trường hợp vết thương sâu, mất mô rộng hoặc do bệnh lý gây teo da bẩm sinh thì vùng sẹo sẽ không còn nang lông và tuyến bã nên lông không thể mọc lại khi sử dụng thuốc.
IV. Thuốc mọc lông mày có an toàn không?
Các sản phẩm thuốc dưỡng, thuốc mọc lông mày được kỳ vọng rất nhiều để khắc phục những tình trạng này. Tuy nhiên, bản chất của chúng dù ít dù nhiều cũng chỉ chứa những hóa chất độc hại. Lưu lại nhiều trên da khiến da ảnh hưởng xấu, các sợi lông ngày càng dễ khô, đứt gãy và rụng không kiểm soát.
Về bản chất, minoxidil có trong thuốc mọc lông mày ít nhiều đều để lại những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Khi sử dụng lâu ngày, thuốc mọc lông mày để lại tác dụng phụ như chàm (eczema), các bệnh về da, rối loạn tình dục và giảm thị lực. Tại các vùng da bị bệnh, trầy xước, thuốc còn có thể hấp thụ nhiều vào máu gây ứ nước toàn thân, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp.
Ngoài ra, hiện nay các loại thuốc mọc lông mày trên thị trường pha trộn tạp chất hóa học có hại. Những tác hại khi sử dụng thuốc mọc lông mày được khách hàng phản hồi bao gồm:
– Nhiều trường hợp còn bị bong da, mẩn ngứa, lở loét. Không những thế da bị ngứa, bong thành từng mảng
Với nam giới, nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ liên quan đến sinh lý. Gây suy giảm tình dục, làm giảm khả năng sinh con (ở nam), chức năng hoạt động của buồng trứng bị ức chế (ở nữ).
– Gây mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, đau đầu, tức ngực.
– Gây chứng rậm lông, giảm thị lực …
– Những người có tiền sử bệnh tim mạch có thể bị chóng mặt, tăng nhịp tim và xảy ra những bất thường khác. Đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ mang bầu, khi dùng một số loại thuốc sẽ gây khuyết tật cho thai nhi.
V. Có nên dùng thuốc mọc lông mày không?
Hiệu quả không rõ ràng kèm theo đó là những tác hại nguy hiểm khiến thuốc mọc lông mày không phải là lựa chọn số một giúp cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc có nên dùng thuốc mọc lông mày hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của mỗi người.
Lưu ý cho những bạn có nhu cầu sử dụng thuốc mọc lông mày là nên:
– Ưu tiên các sản phẩm sử dụng công nghệ làm đẹp an toàn, có thành phần tự nhiên công dụng ngay từ dạng thuần; công dụng kích thích mọc từ trong ra ngoài để giải quyết mấu chốt vấn đề rụng lông mày bao gồm: làm dịu gan, bổ sung dinh dưỡng vào gốc, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa
– Xác định rõ nguyên nhân thưa lông mày: Các trường hợp rụng lông mày dài ngày, nang lông bị hoại tử, rụng do yếu tố di truyền thì không nên dùng bởi thuốc mọc lông mày không phát huy được công dụng.
– Không dùng thuốc trong thời gian dài: Thuốc mọc lông mày để lại nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong lâu ngày.
– Mua thuốc tại cơ sở uy tín: Trước nhu cầu lớn cùng sự phổ biến, các loại thuốc kích thích mọc lông mày rất dễ bị làm giả.
Bởi vậy, khi lựa chọn sử dụng, bạn cần tìm mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín có kiểm định, tránh mua phải hàng kém chất lượng, tiềm ẩn nguy hại cho cơ thể.
– Test thuốc mọc lông mày trước khi sử dụng.
– Ngưng thuốc và tới các cơ sở da liễu chữa trị sớm nếu dị ứng với thuốc
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi chung nhất về thuốc mọc lông mày. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp làm đẹp phù hợp và an toàn.
Chúc bạn thành công!
Ngoài là thứ củ tăng thêm gia vị cho bữa ăn hàng ngày, hành tây còn có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc kích thích lông mày mọc nhanh và dài. Cùng tham khảo cách làm lông mày mọc nhanh bằng hành tây trong bài viết dưới đây nhé!
Nhổ hay cạo lông mày là không đoạn không thể thiếu khi muốn sở hữu nét ngày gọn gàng, sắc nét. Thế nhưng, chỉ với một chút lỡ tay, bạn cũng có thể đánh mất đi hàng lông mày của chính mình. Vậy nhổ lông mày có mọc lại không? Hãy cùng bài viết dưới […]
Cấy lông mày là phương pháp thẩm mỹ mới. Vậy cấy lông mày ở đâu đẹp và uy tín? Là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang có nhu cầu làm đẹp bằng phương pháp cấy lông mày tiên tiến nhất hiện nay sao cho vừa hiệu quả lại an toàn tránh […]
Thuốc mọc lông mày Kaminomoto có tốt không? Đây là câu hỏi của hầu hết tất cả mọi người rơi vào tình trạng lông mày thưa, ngắn hoặc không có lông mày muốn sở hữu cặp mày ngài rậm rạp, sắc nét, vào khuôn. Tham khảo ngay bài viết để tìm được lời giải đáp. […]